Người Đàn Bà Hung Hãn 1949

Chương 4

Ma Lạt Hương Chanh

2024-11-14 01:19:48

Phúc Nữu vừa cười ha ha nói cậu "làm màu", vừa chạy qua khiêng cùng cậu. Điền Đại Hoa nhìn hai đứa trẻ khiêng bó củi vào cửa nhà, mỉm cười bước theo phía sau.

Thạch Đầu và Phúc Nữu gần bằng tuổi nhau, Thạch Đầu bảy tuổi, Phúc Nữu tám tuổi,nhưng hai đứa trẻ là cô cháu ruột, Phúc Nữu là cô em chồng nhỏ của Điền Đại Hoa, là con gái của ba mẹ chồng cô khi già mới có, là "dưa mùa thu*" được mẹ chồng sinh ra ở tuổi bốn mươi bốn.

*[dưa mùa thu: Bất lực và rụt rè, lo lắng rằng có điều gì đó ở phía sau, bị động gặp phải tình huống xấu hổ (Baidu).]

Có thể là vì tuổi tác đã cao, lúc mẹ chồng sinh đứa trẻ ra rất khó khăn, giày vò cả một ngày một đêm, sinh xong lại vào lúc bọn giặc đến càn quét, cũng không ở cữ được hẳn hoi, ốm đau bệnh tật triền miên, chưa đầy một năm liền bỏ lại đứa trẻ mà chết vì bệnh. Vì thế Phúc Nữu cũng coi như do Điền Đại Hoa cùng nuôi lớn, thật sự là chị dâu như mẹ, cô bé thân thiết với Điền Đại Hoa nhất từ khi còn nhỏ.

Nhà họ Khương sáu người bốn thế hệ cùng chung một nhà, bà nội Khương còn sống, bố chồng đầu năm nay bị thương ở chân đi lại không tốt, trong nhà còn có cậu em chồng mười bảy tuổi Khương Mậu Lâm, đến nay vẫn chưa lấy vợ.

Một nhà sáu người, già thì già hẳn trẻ thì trẻ hẳn, Điền Đại Hoa liên trở thành nữ chủ nhân hàng thật giá thật trong nhà, cả trong lẫn ngoài đều do cô quản lý.

Bà nội Khương là người sắc sảo, Điền Đại Hoa lại là người có tính cách mạnh mẽ, vì vậy nhà họ Khương dù già trẻ đơn yếu nhưng trong thôn cũng không ai dám bắt nạt.

Nhà họ Khương khá giả hơn một chút so với những gia đình bình thường trong thôn, không coi là nghèo đói, gia đình có mười mấy mẫu ruộng đất do tổ tiên để lại, người trong nhà tự canh tác, khi bận cũng sẽ thuê người làm ngắn hạn, chỉ cần không gặp phải bệnh dịch và nạn đói, thì không phải lo lắng về thức ăn và quần áo. Ngay cả khi mùa màng thu hoạch không tốt, cô có thể đi săn trên núi, sẽ không để gia đình phải chịu đói, chịu rét.



Mấy năm nay vẫn luôn chiến loạn, may mà sơn thôn nhỏ tách biệt với đời, cả nhà tuy trải qua mấy lần sóng gió, nhưng vẫn bình an vô sự. Hiện nay nghe nói thế giới đã ổn định, Trung Quốc mới được thành lập rồi, nên cũng có cuộc sống bình yên rồi.

Chú Ba dẫn thêm vài người đàn ông trong làng hô hoán khiêng con lợn rừng vào trong sân, đã quấy rầy đến bà nội Khương chạy ra xem, vừa nhìn đã kinh ngạc.

Bà nội Khương đã bảy mươi hai tuổi, là cao thủ hiếm có ở độ tuổi này, tóc gần như đã bạc trắng, có thể vẫn rất khỏe mạnh, lúc này vì lo lắng, chống gậy mà chân nhỏ ba tấc bước đi rất nhanh.

Điền Đại Hoa cứ vài ngày lại lên núi đốn củi, thường mang gà lôi và thỏ rừng về, thậm chí còn săn cả lửng và hươu về. Một con lợn rừng to như vậy thực sự làm bà ngạc nhiên.

"Đại Hoa, con có bị thương không?" Bà nội Khương hoảng sợ kéo Điền Đại Hoa qua, nhìn lên nhìn xuống, mới thở phào nhẹ nhõm, trách mắng, "Con lợn rừng to như vậy, con còn không mau chạy đi, còn dám đánh nó? Con có ngốc không hả? Con nói xem con mà bị nó đâm cho một phát, chẳng phải mất mạng rồi sao?"

"Bà ơi, con chẳng phải đã không sao rồi đây còn gì. Con lợn này đột nhiên lao về phía con, con vừa tránh nó liền không dừng lại được lao luôn xuống vách núi, là con nhặt được thôi." Điền Đại Hoa nói như cũ, cười nói như không có chuyện gì xảy ra.

"Đấy là do hôm nay con gặp may!" Bà nội trừng mắt nhìn cô, không nhịn được lại càm ràm, "Con bé này, đã nói bao nhiêu lần rồi, con muốn lên núi thì lên đến sườn núi đốn củi là được rồi! Đừng có đi sâu vào trong núi, một người phụ nữ sức đơn lực yếu như con, trong ngọn núi sâu đấy thú dữ nào mà chả có? Ta thấy con chính là một đứa vừa ngốc vừa to gan, các cụ bảo rồi không sợ vạn lần bất ngờ xảy ra, chỉ sợ một lần xảy ra bất ngờ, đã bảo con là đừng có vào núi đi săn một mình rồi."

Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Người Đàn Bà Hung Hãn 1949

Số ký tự: 0