Người Trong Mộng Là Phụ Huynh Học Sinh
Chương 6
Tiểu Thụ
2024-07-11 01:17:49
Tại tiệm cà phê Tanoshii dưới chân núi Mai Sơn, Kha Ngu và Nam Nhược đang ngồi đối diện nhau.
Nam Nhược đã không còn cảm giác kinh ngạc, kỳ lạ và xấu hổ khi mới nhìn thấy ba của Kha Tư Viễn ở đây như lúc nãy nữa rồi. Khi cô quay đầu lại rồi nhận ra anh, thậm chí Nam Nhược còn chẳng kịp cảm thấy lúng túng vì thiện cảm khó hiểu mà cô cảm nhận được khi đối diện với bóng lưng của ba Kha Tư Viễn vừa rồi. Ngược lại, cô còn hơi phấn khích, dời ghế ra rồi lập tức ngồi xuống. Bởi vì cuối cùng, cô đã gặp lại phụ huynh của Kha Tư Viễn rồi. Nam Nhược phải tranh thủ thời gian để nói chuyện với anh về việc học hành của Kha Tư Viễn.
“Ba của Tư Viễn à, tình hình học tập hiện giờ của Tư Viễn không được khả quan cho lắm. Thằng bé chỉ mới học lớp một thôi, nếu phát hiện vấn đề đúng lúc rồi uốn nắn lại thì vẫn còn kịp. Nhưng nếu cứ bỏ mặc và không thèm quan tâm thì với tình trạng học tập hiện tại của Tư Viễn, việc lên lớp hai sẽ khiến thằng bé càng ngày càng sợ học hành hơn nữa, thậm chí còn xuất hiện tình trạng bất lực tập nhiễm* nữa đấy. Tôi biết là có lẽ anh rất bận rộn, trong nhà có thể... “ Nam Nhược nhớ tới vẻ mặt đau buồn của Kha Tư Viễn khi nhắc đến mẹ mình nên đã ngừng nói nốt câu tiếp theo.
*Bất lực tập nhiễm: Hay còn gọi là bất lực do học được (Learned helplessness). Đó là sự bất lực có điều kiện, là hành vi được biểu hiện ra bên ngoài của một đối tượng sau khi đã chịu đựng những kích thích thù địch, trái với ý muốn hoặc gây khó chịu mà chúng được lặp đi lặp lại ngoài tầm kiểm soát của đối tượng này. Nó là một vấn đề tâm lý.
“Cô Nam, cảm ơn cô đã quan tâm tới Kha Tư Viễn.” Giọng điệu của Kha Ngu vẫn bình tĩnh nhưng lại ôn hòa hơn nhiều so với lúc họ ở trường trước đó. Thực ra Kha Ngu đã đoán được chuyện Kha Tư Viễn đã nói với Nam Nhược về việc mẹ của cậu bé đang ở Mỹ rồi. Nhưng chuyện này không phải lỗi của đứa trẻ và cũng chẳng trách Nam Nhược được. Kể từ khi nhìn thấy Nam Nhược nỗ lực dạy Kha Tư Viễn đọc và viết, lại còn dày công chuẩn bị những sticker mà Kha Tư Viễn yêu thích cùng với những lời động viên đó, anh đã biết Nam Nhược chỉ là một cô giáo trẻ tuổi, dốc lòng dạy học và có trách nhiệm với học sinh của mình.
“Lần trước là do tôi bất lịch sự. Xin lỗi cô.” Kha Ngu xin lỗi Nam Nhược vì lời lẽ đã thốt ra ở cầu thang lần trước.
“Ơ?” Nam Nhược có phần không thể tin được. Người đàn ông này uống nhầm thuốc rồi sao? Lần trước anh còn trách cô là người lo chuyện bao đồng và vượt quá giới hạn, thế mà hôm nay anh không chỉ dùng giọng điệu nhã nhặn mà còn cất tiếng xin lỗi nữa: “Không sao đâu, tôi không để bụng đâu.” Chỉ có điều Nam Nhược phản ứng rất nhanh, dù sao anh cũng là phụ huynh mà.
“Ba của Tư Viễn à, nếu có thời gian thì anh hãy dành thời gian để xem bài tập về nhà của Tư Viễn nhé, bất kể là môn ngữ văn hay toán học...”
“Cô Nam.” Kha Ngu ngắt lời Nam Nhược: “Cảm ơn cô, tôi biết rồi.”
“Hả?” Nam Nhược lại ngạc nhiên. Anh biết sao? Anh biết con trai mình học hành không giỏi à? Nếu đã biết rõ vấn đề của Tư Viễn thì tại sao anh còn thờ ơ như vậy chứ?
“Ừm, tôi đã biết rồi.” Kha Ngu dừng lại một thoáng, nhấp một ngụm cà phê rồi chầm chậm nuốt xuống. Sau đó anh mím môi như thể đang nghĩ ngợi để lựa lời.
Ánh mắt của Nam Nhược vẫn nhìn chằm chằm vào anh chứ không hề xê dịch. Cô biết Kha Ngu vẫn chưa nói xong nên muốn xem thử rốt cuộc anh sẽ nói gì.
Nhưng Kha Ngu hoàn toàn không hề để tâm tới ánh mắt của Nam Nhược, bởi vì anh vốn dĩ không nhìn cô mà lại nhìn chăm chú ra ngoài tấm rèm sa, để rồi trông thấy ngọn núi Mai Sơn như ẩn như hiện ở phía xa xa.
“Cô Nam, Kha Tư Viễn được chẩn đoán là mắc chứng khó đọc tiếng Trung, cũng tức là chứng khó đọc, vào tháng mười của học kỳ đầu tiên năm lớp một.” Tầm mắt của Kha Ngu rời khỏi cửa sổ rồi quay lại để nhìn vào Nam Nhược, sau đó anh lên tiếng.
Chứng khó đọc, Nam Nhược lặp lại trong đầu một lần nữa. Khi Nam Nhược đang theo học tại trường đại học Sư phạm Bắc Kinh, cô đã từng thực tập trong một khoảng thời gian tại văn phòng làm việc của một giáo sư nổi tiếng ở khoa Tâm lý của trường, đó là người chuyên nghiên cứu về vấn đề đọc, viết ở trẻ em.
Thảo nào! Nam Nhược nghĩ thầm trong lòng. Tất cả các triệu chứng của Kha Tư Viễn đều giống hệt những đứa trẻ mắc chứng khó đọc, tại sao cô lại không nghĩ đến điều này sớm hơn nhỉ? Dầu gì thì cô cũng từng được thực tập tại văn phòng làm việc cơ mà! Nam Nhược cảm thấy hơi tự trách khi nhớ lại cách thức giáo dục khắc nghiệt và lặp đi lặp lại mà cô đã dành cho Kha Tư Viễn trong bộ môn đọc, viết.
“Đây không phải là lỗi của cô đâu, cô Nam. Cô đã làm được rất nhiều việc, thế là tốt lắm rồi. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi Kha Tư Viễn có thể gặp được một giáo viên có trách nhiệm như cô. Là do tôi đã không nói cho cô biết sớm hơn một chút.” Dường như Kha Ngu có thể nhận ra Nam Nhược đang âm thầm tự trách mình.
“Anh... Khách sáo quá rồi. Đây đều là chuyện tôi nên làm mà.” Nam Nhược cảm thấy không được thoải mái cho lắm trước những câu nói khách khí như vậy của phụ huynh Kha Tư Viễn.
“Nhưng mà ba của Tư Viễn, nếu anh đã biết vấn đề của con mình nằm ở đâu thì anh càng phải tìm cách giải quyết chứ. Anh không thể mặc kệ thằng bé được đâu. Tôi đã tốt nghiệp tại trường đại học Sư phạm Bắc Kinh, có một giáo sư khoa Tâm lý học ở trường chúng tôi. Vị này đã thành lập nên một văn phòng làm việc uy tín nhất cả nước để nghiên cứu chứng khó đọc ở trẻ em. Nơi đó không những có thể đánh giá học sinh Tư Viễn mà còn có thể lên kế hoạch để vạch ra phương án can thiệp một cách chi tiết nữa đấy.” Nam Nhược khá kích động.
Nhưng người đàn ông đối diện lại nhìn ra ngoài cửa sổ chứ không nói gì cả.
Lúc này, điện thoại di động của Nam Nhược chợt vang lên thông báo của WeChat: [Đang đợi cô], hai tiếng liên tiếp. Nam Nhược bèn nhìn vào đồng hồ thì thấy đã là hai giờ mười phút rồi, muộn hơn mười phút so với thời gian đã hẹn giữa cô và đối tượng xem mắt.
“Cô Nam có hẹn đúng không? Vậy tôi sẽ không làm phiền nữa.”
Bây giờ Nam Nhược mới nhớ ra hôm nay mình tới đây để xem mắt.
“Xin lỗi nhé, tôi đã quấy rầy anh rồi.” Nam Nhược đứng dậy.
“Về vấn đề đọc viết của Tư Viễn…”
“Cô Nam.” Người đàn ông ngắt lời cô.
Anh vừa ngồi trên ghế vừa ngẩng đầu nhìn Nam Nhược. Mặc dù anh thấp, cô cao nhưng mà Nam Nhược lại cảm thấy bây giờ, ngay trước mặt người đàn ông này, rõ ràng khí thế của cô đã yếu hơn rất nhiều.
“Có đôi khi, không phải chỉ biết vấn đề là có thể giải quyết được chúng đâu.” Người đàn ông lại khôi phục giọng điệu vừa bình tĩnh vừa áp bách: “Tôi nói cho cô biết vấn đề của Kha Tư Viễn vì tôi không muốn cô tiếp tục ép buộc thằng bé học hành nữa. Tôi cũng không muốn cô lại đến tìm tôi. Tôi bận rộn nhiều việc nên không có thời gian quan tâm đến chuyện ở trường của Kha Tư Viễn. Chỉ cần thằng bé không gặp rắc rối và không bị bạn bè bắt nạt là được rồi. Cô Nam vui lòng đừng tìm tôi nữa.”
“...” Nam Nhược á khẩu trước lời lẽ này. Đương nhiên cô biết rõ rằng: Không phải tất cả vấn đề đều có thể giải quyết được, tựa như cuộc sống hiện giờ của cô vậy. Nhưng mà nửa sau lời nói của người đàn ông này lại khiến cô hơi khó chịu, cứ như thể cô lại đang xen vào việc riêng của người khác.
Nam Nhược bĩu môi: “Được thôi, ba của Tư Viễn. Tôi hiểu rồi, hôm nay đã làm phiền anh rồi.” Nói xong, cô bèn xoay người rời đi.
Đúng là một người lập dị, buồn vui thất thường mà - Nam Nhược thầm mắng trong lòng.
Kha Ngu nhìn thấy Nam Nhược bước tới bên cửa sổ đối diện của tiệm cà phê, nơi đó cũng có một người đàn ông mặc áo sơ mi đen cũng đang ngồi. Anh có thể nhìn ra hôm nay cô giáo này đến đây để xem mắt. Nhưng cô đã nhận nhầm anh là đối tượng xem mắt của mình. Thực sự hơi ngốc nghếch - Kha Ngu cười thầm.
Lúc nãy, khi nói chuyện với Nam Nhược về việc học hành của Kha Tư Viễn, đó là lần đầu tiên anh nhìn cô. Phải thừa nhận rằng cô giáo này có khí chất rất xuất sắc, mang lại cho người ta một loại cảm giác vừa thanh lịch vừa thoải mái, tựa như một làn gió nhẹ nhàng, êm dịu và ấm áp, đồng thời cũng giống một đóa hoa cúc dại vừa bình thản vừa điềm đạm. Nhưng với điều kiện tiên quyết là cô không nói về chuyện học tập của Kha Tư Viễn. Mỗi khi nói về cậu bé, cô lập tức biến thành một con người khác, có một sự cố chấp và bốc đồng tận trong xương tủy, y hệt những nữ sinh đã hô vang khẩu hiệu trong phong trào Ngũ Tứ* vậy.
*Phong trào Ngũ Tứ là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ với ý nghĩa theo đuổi độc lập dân tộc và phát triển, tiến bộ kể từ thời hiện đại.
Điện thoại của Kha Ngu reo lên. Cuối cùng vị khách mà anh đang đợi cũng đã hoàn thành công việc rồi, đối phương hẹn anh gặp nhau tại một nhà hàng tư nhân ở phía bên kia của núi Mai Sơn. Kha Ngu bèn đứng dậy rồi rời khỏi tiệm cà phê.
Nam Nhược thoáng thấy anh rời đi nên trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm.
Khi ngồi đối diện với đối tượng xem mắt thực sự của mình, Nam Nhược mới nhớ ra lúc nãy mình đã nhận nhầm người, xem phụ huynh học sinh là người xem mắt của mình, đó là một tình cảnh quê muốn độn thổ biết bao! Da đầu cô toát ra một lớp mồ hôi. Nam Nhược chỉ có thể lẳng lặng cầu nguyện rằng ba của Kha Tư Viễn không phát hiện ra điều gì cả.
Nam Nhược đã không còn cảm giác kinh ngạc, kỳ lạ và xấu hổ khi mới nhìn thấy ba của Kha Tư Viễn ở đây như lúc nãy nữa rồi. Khi cô quay đầu lại rồi nhận ra anh, thậm chí Nam Nhược còn chẳng kịp cảm thấy lúng túng vì thiện cảm khó hiểu mà cô cảm nhận được khi đối diện với bóng lưng của ba Kha Tư Viễn vừa rồi. Ngược lại, cô còn hơi phấn khích, dời ghế ra rồi lập tức ngồi xuống. Bởi vì cuối cùng, cô đã gặp lại phụ huynh của Kha Tư Viễn rồi. Nam Nhược phải tranh thủ thời gian để nói chuyện với anh về việc học hành của Kha Tư Viễn.
“Ba của Tư Viễn à, tình hình học tập hiện giờ của Tư Viễn không được khả quan cho lắm. Thằng bé chỉ mới học lớp một thôi, nếu phát hiện vấn đề đúng lúc rồi uốn nắn lại thì vẫn còn kịp. Nhưng nếu cứ bỏ mặc và không thèm quan tâm thì với tình trạng học tập hiện tại của Tư Viễn, việc lên lớp hai sẽ khiến thằng bé càng ngày càng sợ học hành hơn nữa, thậm chí còn xuất hiện tình trạng bất lực tập nhiễm* nữa đấy. Tôi biết là có lẽ anh rất bận rộn, trong nhà có thể... “ Nam Nhược nhớ tới vẻ mặt đau buồn của Kha Tư Viễn khi nhắc đến mẹ mình nên đã ngừng nói nốt câu tiếp theo.
*Bất lực tập nhiễm: Hay còn gọi là bất lực do học được (Learned helplessness). Đó là sự bất lực có điều kiện, là hành vi được biểu hiện ra bên ngoài của một đối tượng sau khi đã chịu đựng những kích thích thù địch, trái với ý muốn hoặc gây khó chịu mà chúng được lặp đi lặp lại ngoài tầm kiểm soát của đối tượng này. Nó là một vấn đề tâm lý.
“Cô Nam, cảm ơn cô đã quan tâm tới Kha Tư Viễn.” Giọng điệu của Kha Ngu vẫn bình tĩnh nhưng lại ôn hòa hơn nhiều so với lúc họ ở trường trước đó. Thực ra Kha Ngu đã đoán được chuyện Kha Tư Viễn đã nói với Nam Nhược về việc mẹ của cậu bé đang ở Mỹ rồi. Nhưng chuyện này không phải lỗi của đứa trẻ và cũng chẳng trách Nam Nhược được. Kể từ khi nhìn thấy Nam Nhược nỗ lực dạy Kha Tư Viễn đọc và viết, lại còn dày công chuẩn bị những sticker mà Kha Tư Viễn yêu thích cùng với những lời động viên đó, anh đã biết Nam Nhược chỉ là một cô giáo trẻ tuổi, dốc lòng dạy học và có trách nhiệm với học sinh của mình.
“Lần trước là do tôi bất lịch sự. Xin lỗi cô.” Kha Ngu xin lỗi Nam Nhược vì lời lẽ đã thốt ra ở cầu thang lần trước.
“Ơ?” Nam Nhược có phần không thể tin được. Người đàn ông này uống nhầm thuốc rồi sao? Lần trước anh còn trách cô là người lo chuyện bao đồng và vượt quá giới hạn, thế mà hôm nay anh không chỉ dùng giọng điệu nhã nhặn mà còn cất tiếng xin lỗi nữa: “Không sao đâu, tôi không để bụng đâu.” Chỉ có điều Nam Nhược phản ứng rất nhanh, dù sao anh cũng là phụ huynh mà.
“Ba của Tư Viễn à, nếu có thời gian thì anh hãy dành thời gian để xem bài tập về nhà của Tư Viễn nhé, bất kể là môn ngữ văn hay toán học...”
“Cô Nam.” Kha Ngu ngắt lời Nam Nhược: “Cảm ơn cô, tôi biết rồi.”
“Hả?” Nam Nhược lại ngạc nhiên. Anh biết sao? Anh biết con trai mình học hành không giỏi à? Nếu đã biết rõ vấn đề của Tư Viễn thì tại sao anh còn thờ ơ như vậy chứ?
“Ừm, tôi đã biết rồi.” Kha Ngu dừng lại một thoáng, nhấp một ngụm cà phê rồi chầm chậm nuốt xuống. Sau đó anh mím môi như thể đang nghĩ ngợi để lựa lời.
Ánh mắt của Nam Nhược vẫn nhìn chằm chằm vào anh chứ không hề xê dịch. Cô biết Kha Ngu vẫn chưa nói xong nên muốn xem thử rốt cuộc anh sẽ nói gì.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Nhưng Kha Ngu hoàn toàn không hề để tâm tới ánh mắt của Nam Nhược, bởi vì anh vốn dĩ không nhìn cô mà lại nhìn chăm chú ra ngoài tấm rèm sa, để rồi trông thấy ngọn núi Mai Sơn như ẩn như hiện ở phía xa xa.
“Cô Nam, Kha Tư Viễn được chẩn đoán là mắc chứng khó đọc tiếng Trung, cũng tức là chứng khó đọc, vào tháng mười của học kỳ đầu tiên năm lớp một.” Tầm mắt của Kha Ngu rời khỏi cửa sổ rồi quay lại để nhìn vào Nam Nhược, sau đó anh lên tiếng.
Chứng khó đọc, Nam Nhược lặp lại trong đầu một lần nữa. Khi Nam Nhược đang theo học tại trường đại học Sư phạm Bắc Kinh, cô đã từng thực tập trong một khoảng thời gian tại văn phòng làm việc của một giáo sư nổi tiếng ở khoa Tâm lý của trường, đó là người chuyên nghiên cứu về vấn đề đọc, viết ở trẻ em.
Thảo nào! Nam Nhược nghĩ thầm trong lòng. Tất cả các triệu chứng của Kha Tư Viễn đều giống hệt những đứa trẻ mắc chứng khó đọc, tại sao cô lại không nghĩ đến điều này sớm hơn nhỉ? Dầu gì thì cô cũng từng được thực tập tại văn phòng làm việc cơ mà! Nam Nhược cảm thấy hơi tự trách khi nhớ lại cách thức giáo dục khắc nghiệt và lặp đi lặp lại mà cô đã dành cho Kha Tư Viễn trong bộ môn đọc, viết.
“Đây không phải là lỗi của cô đâu, cô Nam. Cô đã làm được rất nhiều việc, thế là tốt lắm rồi. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi Kha Tư Viễn có thể gặp được một giáo viên có trách nhiệm như cô. Là do tôi đã không nói cho cô biết sớm hơn một chút.” Dường như Kha Ngu có thể nhận ra Nam Nhược đang âm thầm tự trách mình.
“Anh... Khách sáo quá rồi. Đây đều là chuyện tôi nên làm mà.” Nam Nhược cảm thấy không được thoải mái cho lắm trước những câu nói khách khí như vậy của phụ huynh Kha Tư Viễn.
“Nhưng mà ba của Tư Viễn, nếu anh đã biết vấn đề của con mình nằm ở đâu thì anh càng phải tìm cách giải quyết chứ. Anh không thể mặc kệ thằng bé được đâu. Tôi đã tốt nghiệp tại trường đại học Sư phạm Bắc Kinh, có một giáo sư khoa Tâm lý học ở trường chúng tôi. Vị này đã thành lập nên một văn phòng làm việc uy tín nhất cả nước để nghiên cứu chứng khó đọc ở trẻ em. Nơi đó không những có thể đánh giá học sinh Tư Viễn mà còn có thể lên kế hoạch để vạch ra phương án can thiệp một cách chi tiết nữa đấy.” Nam Nhược khá kích động.
Nhưng người đàn ông đối diện lại nhìn ra ngoài cửa sổ chứ không nói gì cả.
Lúc này, điện thoại di động của Nam Nhược chợt vang lên thông báo của WeChat: [Đang đợi cô], hai tiếng liên tiếp. Nam Nhược bèn nhìn vào đồng hồ thì thấy đã là hai giờ mười phút rồi, muộn hơn mười phút so với thời gian đã hẹn giữa cô và đối tượng xem mắt.
“Cô Nam có hẹn đúng không? Vậy tôi sẽ không làm phiền nữa.”
Bây giờ Nam Nhược mới nhớ ra hôm nay mình tới đây để xem mắt.
“Xin lỗi nhé, tôi đã quấy rầy anh rồi.” Nam Nhược đứng dậy.
“Về vấn đề đọc viết của Tư Viễn…”
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
“Cô Nam.” Người đàn ông ngắt lời cô.
Anh vừa ngồi trên ghế vừa ngẩng đầu nhìn Nam Nhược. Mặc dù anh thấp, cô cao nhưng mà Nam Nhược lại cảm thấy bây giờ, ngay trước mặt người đàn ông này, rõ ràng khí thế của cô đã yếu hơn rất nhiều.
“Có đôi khi, không phải chỉ biết vấn đề là có thể giải quyết được chúng đâu.” Người đàn ông lại khôi phục giọng điệu vừa bình tĩnh vừa áp bách: “Tôi nói cho cô biết vấn đề của Kha Tư Viễn vì tôi không muốn cô tiếp tục ép buộc thằng bé học hành nữa. Tôi cũng không muốn cô lại đến tìm tôi. Tôi bận rộn nhiều việc nên không có thời gian quan tâm đến chuyện ở trường của Kha Tư Viễn. Chỉ cần thằng bé không gặp rắc rối và không bị bạn bè bắt nạt là được rồi. Cô Nam vui lòng đừng tìm tôi nữa.”
“...” Nam Nhược á khẩu trước lời lẽ này. Đương nhiên cô biết rõ rằng: Không phải tất cả vấn đề đều có thể giải quyết được, tựa như cuộc sống hiện giờ của cô vậy. Nhưng mà nửa sau lời nói của người đàn ông này lại khiến cô hơi khó chịu, cứ như thể cô lại đang xen vào việc riêng của người khác.
Nam Nhược bĩu môi: “Được thôi, ba của Tư Viễn. Tôi hiểu rồi, hôm nay đã làm phiền anh rồi.” Nói xong, cô bèn xoay người rời đi.
Đúng là một người lập dị, buồn vui thất thường mà - Nam Nhược thầm mắng trong lòng.
Kha Ngu nhìn thấy Nam Nhược bước tới bên cửa sổ đối diện của tiệm cà phê, nơi đó cũng có một người đàn ông mặc áo sơ mi đen cũng đang ngồi. Anh có thể nhìn ra hôm nay cô giáo này đến đây để xem mắt. Nhưng cô đã nhận nhầm anh là đối tượng xem mắt của mình. Thực sự hơi ngốc nghếch - Kha Ngu cười thầm.
Lúc nãy, khi nói chuyện với Nam Nhược về việc học hành của Kha Tư Viễn, đó là lần đầu tiên anh nhìn cô. Phải thừa nhận rằng cô giáo này có khí chất rất xuất sắc, mang lại cho người ta một loại cảm giác vừa thanh lịch vừa thoải mái, tựa như một làn gió nhẹ nhàng, êm dịu và ấm áp, đồng thời cũng giống một đóa hoa cúc dại vừa bình thản vừa điềm đạm. Nhưng với điều kiện tiên quyết là cô không nói về chuyện học tập của Kha Tư Viễn. Mỗi khi nói về cậu bé, cô lập tức biến thành một con người khác, có một sự cố chấp và bốc đồng tận trong xương tủy, y hệt những nữ sinh đã hô vang khẩu hiệu trong phong trào Ngũ Tứ* vậy.
*Phong trào Ngũ Tứ là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ với ý nghĩa theo đuổi độc lập dân tộc và phát triển, tiến bộ kể từ thời hiện đại.
Điện thoại của Kha Ngu reo lên. Cuối cùng vị khách mà anh đang đợi cũng đã hoàn thành công việc rồi, đối phương hẹn anh gặp nhau tại một nhà hàng tư nhân ở phía bên kia của núi Mai Sơn. Kha Ngu bèn đứng dậy rồi rời khỏi tiệm cà phê.
Nam Nhược thoáng thấy anh rời đi nên trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm.
Khi ngồi đối diện với đối tượng xem mắt thực sự của mình, Nam Nhược mới nhớ ra lúc nãy mình đã nhận nhầm người, xem phụ huynh học sinh là người xem mắt của mình, đó là một tình cảnh quê muốn độn thổ biết bao! Da đầu cô toát ra một lớp mồ hôi. Nam Nhược chỉ có thể lẳng lặng cầu nguyện rằng ba của Kha Tư Viễn không phát hiện ra điều gì cả.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro