Nhật Kí Chạy Nạn Và Làm Ruộng Ở Cổ Đại
Chương 1
Minh Nguyệt Đoan Khỉ
2024-07-29 16:06:32
Điền gia thiếu nhàn nguyệt, ngũ nguyệt nhân bội mang. Dạ lai nam phong khởi, tiểu mạch phúc lũng hoàng.[1]
[1] Trích bài thơ Quan Ngải Mạch của Bạch Cư Dị. Nghĩa bốn câu: Nhà nông chẳng mấy tháng nhàn/ Tháng năm tất bật trăm ngàn việc,công/ Gió nam đêm thổi mịt mù/ Gặp mùa lúa chín, khắp đồng vàng ươm.
Buổi tối mùa hạ bầu trời xanh đâm, ánh sao đầy trời, thời tiết hơi oi bức. Lý Đại Thành phe phẩy quạt cỏ ngồi dưới bóng râm ở gốc cây ngoài sân. Ngồi cạnh ông là Nhị nhi tử Lý Trọng Hải và Tam nhi tử Lý Thúc Hà.
"Hôm nay ta đi vào ruộng một chuyến, lúa mạch đã vàng hết rồi, có thể thu hoạch. Nhà ta đất nhiều, đại ca các con nhờ người đưa thư nói ở trong huyện không về được."
"Mấy năm qua đều nhờ mấy cữu cữu biểu ca của các con đến giúp đỡ, nhưng năm nay Lưu gia bọn họ sinh thêm con trai, lại mua thêm mấy chục mẫu đất. Ta thấy chắc là cả nhà bọn họ đều bận rộn, ta cảm thấy nên thuê người ngoài sẽ tốt hơn. Trọng Hải, chuyện này giao cho con."
Lý Trọng Hải gật đầu: "Cha, cha yên tâm đi, mấy năm nay con đi thu mua thuốc khắp nơi, có quen biết một số người. Thôn Thượng Hà có một hộ họ Điền, huynh đệ nhiều lại thiếu đất, thường xuyên đào dược liệu kiếm sống. Con và bọn họ có làm ăn với nhau mấy lần, bọn họ cũng trung thực đáng tin. Nếu thuê người đến giúp đỡ, con thấy bọn họ cũng không tệ."
Lý Đại Thành phe phẩy cây quạt: "Con làm việc ta yên tâm. Năm nay nước giếng và nước sông giảm nhiều, từ lúc lúa mì ngậm sữa đến bây giờ không có một giọt mưa rơi xuống, đất không ít nơi đã nứt nẻ. Ta sợ năm nay hạn hán, nên mau chóng thu hoạch lúa mạch, trồng bắp ngô, không thì đến lúc đó tưới nước cũng phải tranh giành.
"Bắp ngô chống hạn, lớn cũng nhanh, những năm này thuế má ngày càng nặng. Trước kia các loại thuế cộng lại không quá một nửa thu hoạch của một hộ nông dân, mấy năm nay quanh năm suốt tháng trồng trọt, thu lương thực đều giao cho quan phủ. Quý này trồng bắp ngô lấp đầy kho lúa, ăn tết mới dễ nhìn."
Lý Trọng Hải nói: "Đúng thế, thuế má ngày càng nặng, con đi thu mua thuốc có rất nhiều người vì nộp thuế mà bán ruộng đồng. Ngày xưa bọn họ không trồng dược liệu, bây giờ đều trồng để đổi lương thực. Nơi gần không thu được hàng, phải đi đến nơi xa, vậy mà giá cả còn tăng cao."
Lý Đại Thành thở dài: "Thời kỳ không dễ sống, quan phủ tham ô mục nát, Hoàng đế ngu ngốc, chỉ có dân chúng chịu đựng. Nếu lại gặp đại hạn, đây là muốn ép chết người ta đây này. Trọng Hải, bây giờ con đừng đi ra ngoài nữa, y quán nhà chúng ta còn có thể chống đỡ được một thời gian, thiên hạ không yên ổn, nên tránh thì phải tránh."
Lý Thúc Hà ngượng ngùng nói: "Cha, tay nghề của con không tốt, bắt mạch không được, y quán trong nhà còn phiền cha giúp đỡ. Chuyện ruộng đất giao cho con và Nhị ca, nhiều người sẽ dễ giải quyết hơn."
Lý Đại Thành biết tính cách của Tam nhi tử, ông chỉ quạt vào Lý Thúc Hà, lắc đầu: "Được rồi, ta cũng thấy rõ, ba huynh đệ các con không thể theo nghề thuốc. Ai cũng đầu gỗ chậm chạp, có thể biết mấy chữ không bị người ta bán đi đã khiến ta yên tâm rồi."
"Y quán nhà ta vẫn phải dựa vào đời sau. Đại Ngưu là người ham học, để nó học y làm trễ nãi nó. Nhị Ngưu không kiên nhẫn, cũng không thích theo nghề thuốc. Tam Ngưu còn nhỏ, không biết được. Chỉ có Đại Nha, đứa nhỏ này chịu học, tính cách cầu tiến, đáng tiếc lại là nữ nhi."
[1] Trích bài thơ Quan Ngải Mạch của Bạch Cư Dị. Nghĩa bốn câu: Nhà nông chẳng mấy tháng nhàn/ Tháng năm tất bật trăm ngàn việc,công/ Gió nam đêm thổi mịt mù/ Gặp mùa lúa chín, khắp đồng vàng ươm.
Buổi tối mùa hạ bầu trời xanh đâm, ánh sao đầy trời, thời tiết hơi oi bức. Lý Đại Thành phe phẩy quạt cỏ ngồi dưới bóng râm ở gốc cây ngoài sân. Ngồi cạnh ông là Nhị nhi tử Lý Trọng Hải và Tam nhi tử Lý Thúc Hà.
"Hôm nay ta đi vào ruộng một chuyến, lúa mạch đã vàng hết rồi, có thể thu hoạch. Nhà ta đất nhiều, đại ca các con nhờ người đưa thư nói ở trong huyện không về được."
"Mấy năm qua đều nhờ mấy cữu cữu biểu ca của các con đến giúp đỡ, nhưng năm nay Lưu gia bọn họ sinh thêm con trai, lại mua thêm mấy chục mẫu đất. Ta thấy chắc là cả nhà bọn họ đều bận rộn, ta cảm thấy nên thuê người ngoài sẽ tốt hơn. Trọng Hải, chuyện này giao cho con."
Lý Trọng Hải gật đầu: "Cha, cha yên tâm đi, mấy năm nay con đi thu mua thuốc khắp nơi, có quen biết một số người. Thôn Thượng Hà có một hộ họ Điền, huynh đệ nhiều lại thiếu đất, thường xuyên đào dược liệu kiếm sống. Con và bọn họ có làm ăn với nhau mấy lần, bọn họ cũng trung thực đáng tin. Nếu thuê người đến giúp đỡ, con thấy bọn họ cũng không tệ."
Lý Đại Thành phe phẩy cây quạt: "Con làm việc ta yên tâm. Năm nay nước giếng và nước sông giảm nhiều, từ lúc lúa mì ngậm sữa đến bây giờ không có một giọt mưa rơi xuống, đất không ít nơi đã nứt nẻ. Ta sợ năm nay hạn hán, nên mau chóng thu hoạch lúa mạch, trồng bắp ngô, không thì đến lúc đó tưới nước cũng phải tranh giành.
"Bắp ngô chống hạn, lớn cũng nhanh, những năm này thuế má ngày càng nặng. Trước kia các loại thuế cộng lại không quá một nửa thu hoạch của một hộ nông dân, mấy năm nay quanh năm suốt tháng trồng trọt, thu lương thực đều giao cho quan phủ. Quý này trồng bắp ngô lấp đầy kho lúa, ăn tết mới dễ nhìn."
Lý Trọng Hải nói: "Đúng thế, thuế má ngày càng nặng, con đi thu mua thuốc có rất nhiều người vì nộp thuế mà bán ruộng đồng. Ngày xưa bọn họ không trồng dược liệu, bây giờ đều trồng để đổi lương thực. Nơi gần không thu được hàng, phải đi đến nơi xa, vậy mà giá cả còn tăng cao."
Lý Đại Thành thở dài: "Thời kỳ không dễ sống, quan phủ tham ô mục nát, Hoàng đế ngu ngốc, chỉ có dân chúng chịu đựng. Nếu lại gặp đại hạn, đây là muốn ép chết người ta đây này. Trọng Hải, bây giờ con đừng đi ra ngoài nữa, y quán nhà chúng ta còn có thể chống đỡ được một thời gian, thiên hạ không yên ổn, nên tránh thì phải tránh."
Lý Thúc Hà ngượng ngùng nói: "Cha, tay nghề của con không tốt, bắt mạch không được, y quán trong nhà còn phiền cha giúp đỡ. Chuyện ruộng đất giao cho con và Nhị ca, nhiều người sẽ dễ giải quyết hơn."
Lý Đại Thành biết tính cách của Tam nhi tử, ông chỉ quạt vào Lý Thúc Hà, lắc đầu: "Được rồi, ta cũng thấy rõ, ba huynh đệ các con không thể theo nghề thuốc. Ai cũng đầu gỗ chậm chạp, có thể biết mấy chữ không bị người ta bán đi đã khiến ta yên tâm rồi."
"Y quán nhà ta vẫn phải dựa vào đời sau. Đại Ngưu là người ham học, để nó học y làm trễ nãi nó. Nhị Ngưu không kiên nhẫn, cũng không thích theo nghề thuốc. Tam Ngưu còn nhỏ, không biết được. Chỉ có Đại Nha, đứa nhỏ này chịu học, tính cách cầu tiến, đáng tiếc lại là nữ nhi."
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro