Những Điều Cấm Kỵ Trong Dân Gian
Linh Quan Trư
Tô Hoàn
2024-10-13 11:44:23
Ông tôi làm nghề giết mổ lợn, ông đã mổ lợn cả đời, nhưng cuối cùng lại bị giết chết bởi một con lợn.
Không mấy ai tin loại chuyện này, nó giống như câu chuyện viển vông, hư ảo.
Nhưng tôi thề với trời, đó là một câu chuyện có thật.
Người dân trong thôn nói vạn vật có linh, ông nội đã sát sinh quá nhiều phải chịu báo ứng nên mới gặp chuyện xui xẻo như vậy.
Tôi không rõ cái gì gọi là báo ứng, nhưng tôi biết cái chết của ông tôi có liên quan tới việc giết mổ lợn.
Dân gian ta thường có câu nói :" Ba trăm sáu mươi nghề, nghề nghề xuất hiện nhân tài".
Trong nhà của chúng tôi, câu nói này còn có một vế sau, đó chính là :" Ba trăm sáu mươi nghề, nghề nghề có quy tắc".
Ông nội tôi nói: " Mặc dù các quy tắc có lạc hậu, nhưng đều mang ý nghĩa quan trọng được các tổ tiên truyền đạt lại".
Bất kể tin hay không tin, có thực hiện theo các quy tắc đó hay không, thì chúng cũng giống như một đôi mắt trong bóng tối luôn âm thầm quan sát nhất cử nhất động của những người hành nghề.
Có câu : "ngẩng đầu ba thước có thần linh". Ai có thể chắc chắn rằng những quy tắc xa xưa này lại không có nguyên nhân bí ẩn nào chứ?
Khi ông tôi 16 tuổi đã bắt đầu bái sư học nghệ. Cho đến khi ông mất cũng đã hành nghề được 60 năm, những con lợn chết trên tay ông không phải 1 vạn cũng là tám nghìn con. Tất cả đều bị giết bởi một nhát dao, sạch sẽ gọn gàng.
Lần cuối cùng ông nội giết lợn là vào cuối năm nay.
Đó là khoảng vào mười ngày đầu tiên trước năm mới.
Tôi nhớ rất rõ ngày hôm đó trời đổ tuyết, tuyết rơi dày đặc phủ trắng xoá, dường như để báo hiệu chào đón một năm mới.
Đến mời ông nội mổ lợn là Tiết Lão Ngũ ở thôn bên.
Người này cũng trạc tuổi bố tôi, khoảng bốn năm bốn sáu tuổi, mặc một chiếc áo khoác đệm dày màu xanh nước biển và đội một cái mũ da cừu nhỏ, vừa bước vào sân chú đã cười nói với ông nội: "Ông Mộc, làm phiền ông đi một chuyến rồi".
Tôi cùng ông đang trong nhà sưởi lửa, có khách đến ông ra hiệu cho tôi đi pha ấm trà nóng.
Tiết Lão Ngũ vào nhà lấy từ trong tay ra hai chai rượu, phủ bớt tuyết trên người: "Tôi đã ba ngày không cho ăn, con lợn đói sắp gặm cả chuồng luôn rồi".
Ông nội lấy con dao mổ lợn từ trong tủ ra: "Càng đói lâu, bụng càng sạch dễ xử lí, nhân tiện nước nóng đã sẵn sàng rồi chứ?"
Tiết Lão Ngũ gật đầu nói: "Tôi đã đun từ sáng, chỉ chờ ông ra cắt tiết".
Vừa nói lão Ngũ vừa cầm chén trà nóng mới pha của tôi cười:" Tiểu Ninh Tử đây à, nháy mắt đã lớn đến như vậy rồi".
"Năm sau sẽ thi đại học" Ông nội cầm hộp gỗ ngồi trên ghế đẩu nói:" Ninh Tử nhà tôi thích nhất là ăn đầu lợn, thương lượng trước với anh, sau khi mổ lợn, đầu lợn tôi mang về".
Tiết lão Ngũ sảng khoái nói:" Đưa ông thêm hai mươi cân thịt lợn, ông thích loại nào cứ lấy. Hôm nay tiết đông lạnh, làm sao có thể chỉ để ông cầm một cái đầu lợn về nhà?"
Ông nội cười to: " Vậy ngày khác mời chú đến uống rượu"
Sau một hồi trò chuyện, Tiết lão Ngũ uống hết chén trà nóng, hai người cũng chuẩn bị khởi hành.
Tôi ở nhà nhàm chán, cũng năn nỉ ông nội cho cùng đi xem náo nhiệt.
" Đội thêm mũ, mặc thêm áo khoác. Cơ thể con yếu cẩn thận cảm lạnh." Ông nội quan tâm nhắc nhở tôi.
Tôi không nói gì, thay vội chiếc áo khoác rồi chào bố một tiếng, đi theo ông nội cùng Tiết lão Ngũ đến Hoa thôn.
Hoa thôn cách thôn tôi hai dặm. Tôi cầm giúp ông nội hộp đựng dao mổ lợn, đi khoảng mười lăm phút là đã tới nơi.
Gia đình Tiết lão Ngũ đều đang tấp nập chuẩn bị mổ lợn.
Rửa vại, đun nước sôi, tráng thớt, tất cả công đoạn cần thiết đều sẵn sàng.
Nhìn thấy ông nội đi qua, mọi người đều nhiệt tình chào hỏi. Tiết lão Ngũ nhanh chóng dẫn ông nội ra chuồng lợn.
"Ông Mộc, tôi đã đốt hương thơm cho ông rồi, hương đã cháy thành tro, ông yên tâm đều bình an vô sự". Tiết lão Ngũ chỉ vào viên gạch trước chuồng lợn:"Nhìn kìa, tro vẫn còn đó".
Ông nội cúi xuống nhìn nói: "Chú thắp hương không tính, thỉnh thần linh phải tôi đến mới thắp"
Tiết Lão Ngũ có chút e ngại, lão cũng biết quy củ mổ lợn của ông nội, nhanh chóng đáp: " Được, tôi sẽ đưa ông một bó hương".
" Không cần phiền ông, tôi có trong hộp". Ông nội lấy cái hộp từ tay tôi, lấy ra ba nén hương vàng thắp lên, cắm vào đất mềm trước mặt, miệng lẩm bẩm câu gì đó:" Tất cả chúng sinh đều tội lỗi, nay ta mang tội này, lấy nén hương tiễn linh..."
Hai phút sau, ông nội nói với tôi:" Ninh Tử, con canh chừng hương, nếu hương cháy nửa chừng báo ngay với ông."
Dứt lời, ông mở cửa chuồng heo đi vào, bắt đầu công việc kiểm tra trước khi mổ lợn.
Trong mắt người ngoài đều cảm thấy những hành động của ông rất nực cười.
Không phải chỉ là mổ lợn thôi mà, cần gì những thủ tục phiền phức như vậy, không khác gì mấy bác sĩ thú y khám bệnh cho lợn.
Nhưng chỉ có tôi mới hiểu, sở dĩ ông nội tuân thủ như vậy là vì cái gọi là sáu điều cấm kỵ khi giết mổ lợn.
Sáu điều cấm kỵ khi giết lợn là gì?
Điều cấm đầu tiên tối kỵ nhất là tránh giết lợn quan linh.
Tương truyền lợn quan linh là hoá thân của các vị thần trên trời, hạ phàm xuống trần gian để độ kiếp. Chỉ được phép chết vì tuổi già, không thể bị giết chết, nếu không hồn phách sẽ biến thành ác linh để trả thù kẻ giết lợn và khiến người đó tan cửa nát nhà.
Cách phân biệt lợn quan linh cũng rất đơn giản, giống như ông nội vừa nãy thắp hương thỉnh thần, nếu hương không cháy hết có nghĩa trong con lợn có linh hồn của thần linh đang trú ngụ.
Điều cấm thứ hai là tránh giết lợn năm móng.
Bình thường lợn đều có bốn móng, nhưng có trường hợp lại có năm móng giống con người.
Tương truyền những con lợn này được mang theo ký ức từ kiếp trước.
Nếu như giết nó, sẽ bị các linh hồn ác quỷ quấy nhiễu.
Điều cấm thứ ba là tránh giết lợn đầu trắng
Lợn đầu trắng hay còn gọi là lợn mán, là những con
lợn có chùm lông trắng to trên đầu, giống như nhũng người con hiếu thảo đội mũ tang.
Có lời đồn rằng, nếu như giết những con lợn này nhà sẽ có tang sự.
Điều cấm thứ tư là tránh giết lợn lạy Phật
Lạy phật không có nghĩa là lợn vào chùa để xin trời, thờ phật.
Mà là hai chân sau của nó thẳng đều còn hai chân trước tạo thành hình vòng cung giống như đang chắp tay vái lạy phật.
Người ta nói loại lợn này rất thông minh, giết nó sẽ mang lại xui xẻo, tai ương.
Điều cấm thứ năm là tránh giết lợn cụt đuôi
Lợn cụt đuôi là lợn không có đuôi dài như những con bình thường khác
Người mổ lợn cho rằng, không có đuôi cũng giống như không có hậu nhân. Giết lợn như vậy sẽ dẫn đến tuyệt tử tuyệt tôn.
Điều cấm thứ sáu là tránh giết lợn đang mang thai.
Dưới cái nhìn của những người làm nghề mổ lợn, bào thai lợn là những người kiếp trước làm chuyện thất đức bị ông trời trừng phạt nghiêm khắc chờ chuyển sinh, giết bỏ vậy sẽ khiến những con lợn chưa kịp tái sinh vô cùng thù hận, những thai linh này sẽ trở thành thai sát, đi theo quấy nhiễu người mổ lợn cả đời, để trả thù sự đau khổ của luân hồi.
Khi tôi còn nhỏ, điều ông tôi nói nhiều nhất chính là các quy tắc của nghề mổ lợn, vì vậy tôi gần như thuộc lòng sáu điều cấm kỵ nhất trong việc giết lợn.
Tôi ở ngoài không ngừng cầu hương khấn thần, ông nội cũng nhanh chóng kiểm tra xong đàn lợn.
Tiết lão Ngũ nhỏ giọng hỏi:" Bác Mộc, có thể gọi người tới trói lợn chưa?"
Ông nội bước ra khỏi chuồng lợn, không biết do mặt đất trơn trượt hay chân tay già yếu, ông loạng choạng lao ra làm dập tắt ba nén hương đang cháy....
Không mấy ai tin loại chuyện này, nó giống như câu chuyện viển vông, hư ảo.
Nhưng tôi thề với trời, đó là một câu chuyện có thật.
Người dân trong thôn nói vạn vật có linh, ông nội đã sát sinh quá nhiều phải chịu báo ứng nên mới gặp chuyện xui xẻo như vậy.
Tôi không rõ cái gì gọi là báo ứng, nhưng tôi biết cái chết của ông tôi có liên quan tới việc giết mổ lợn.
Dân gian ta thường có câu nói :" Ba trăm sáu mươi nghề, nghề nghề xuất hiện nhân tài".
Trong nhà của chúng tôi, câu nói này còn có một vế sau, đó chính là :" Ba trăm sáu mươi nghề, nghề nghề có quy tắc".
Ông nội tôi nói: " Mặc dù các quy tắc có lạc hậu, nhưng đều mang ý nghĩa quan trọng được các tổ tiên truyền đạt lại".
Bất kể tin hay không tin, có thực hiện theo các quy tắc đó hay không, thì chúng cũng giống như một đôi mắt trong bóng tối luôn âm thầm quan sát nhất cử nhất động của những người hành nghề.
Có câu : "ngẩng đầu ba thước có thần linh". Ai có thể chắc chắn rằng những quy tắc xa xưa này lại không có nguyên nhân bí ẩn nào chứ?
Khi ông tôi 16 tuổi đã bắt đầu bái sư học nghệ. Cho đến khi ông mất cũng đã hành nghề được 60 năm, những con lợn chết trên tay ông không phải 1 vạn cũng là tám nghìn con. Tất cả đều bị giết bởi một nhát dao, sạch sẽ gọn gàng.
Lần cuối cùng ông nội giết lợn là vào cuối năm nay.
Đó là khoảng vào mười ngày đầu tiên trước năm mới.
Tôi nhớ rất rõ ngày hôm đó trời đổ tuyết, tuyết rơi dày đặc phủ trắng xoá, dường như để báo hiệu chào đón một năm mới.
Đến mời ông nội mổ lợn là Tiết Lão Ngũ ở thôn bên.
Người này cũng trạc tuổi bố tôi, khoảng bốn năm bốn sáu tuổi, mặc một chiếc áo khoác đệm dày màu xanh nước biển và đội một cái mũ da cừu nhỏ, vừa bước vào sân chú đã cười nói với ông nội: "Ông Mộc, làm phiền ông đi một chuyến rồi".
Tôi cùng ông đang trong nhà sưởi lửa, có khách đến ông ra hiệu cho tôi đi pha ấm trà nóng.
Tiết Lão Ngũ vào nhà lấy từ trong tay ra hai chai rượu, phủ bớt tuyết trên người: "Tôi đã ba ngày không cho ăn, con lợn đói sắp gặm cả chuồng luôn rồi".
Ông nội lấy con dao mổ lợn từ trong tủ ra: "Càng đói lâu, bụng càng sạch dễ xử lí, nhân tiện nước nóng đã sẵn sàng rồi chứ?"
Tiết Lão Ngũ gật đầu nói: "Tôi đã đun từ sáng, chỉ chờ ông ra cắt tiết".
Vừa nói lão Ngũ vừa cầm chén trà nóng mới pha của tôi cười:" Tiểu Ninh Tử đây à, nháy mắt đã lớn đến như vậy rồi".
"Năm sau sẽ thi đại học" Ông nội cầm hộp gỗ ngồi trên ghế đẩu nói:" Ninh Tử nhà tôi thích nhất là ăn đầu lợn, thương lượng trước với anh, sau khi mổ lợn, đầu lợn tôi mang về".
Tiết lão Ngũ sảng khoái nói:" Đưa ông thêm hai mươi cân thịt lợn, ông thích loại nào cứ lấy. Hôm nay tiết đông lạnh, làm sao có thể chỉ để ông cầm một cái đầu lợn về nhà?"
Ông nội cười to: " Vậy ngày khác mời chú đến uống rượu"
Sau một hồi trò chuyện, Tiết lão Ngũ uống hết chén trà nóng, hai người cũng chuẩn bị khởi hành.
Tôi ở nhà nhàm chán, cũng năn nỉ ông nội cho cùng đi xem náo nhiệt.
" Đội thêm mũ, mặc thêm áo khoác. Cơ thể con yếu cẩn thận cảm lạnh." Ông nội quan tâm nhắc nhở tôi.
Tôi không nói gì, thay vội chiếc áo khoác rồi chào bố một tiếng, đi theo ông nội cùng Tiết lão Ngũ đến Hoa thôn.
Hoa thôn cách thôn tôi hai dặm. Tôi cầm giúp ông nội hộp đựng dao mổ lợn, đi khoảng mười lăm phút là đã tới nơi.
Gia đình Tiết lão Ngũ đều đang tấp nập chuẩn bị mổ lợn.
Rửa vại, đun nước sôi, tráng thớt, tất cả công đoạn cần thiết đều sẵn sàng.
Nhìn thấy ông nội đi qua, mọi người đều nhiệt tình chào hỏi. Tiết lão Ngũ nhanh chóng dẫn ông nội ra chuồng lợn.
"Ông Mộc, tôi đã đốt hương thơm cho ông rồi, hương đã cháy thành tro, ông yên tâm đều bình an vô sự". Tiết lão Ngũ chỉ vào viên gạch trước chuồng lợn:"Nhìn kìa, tro vẫn còn đó".
Ông nội cúi xuống nhìn nói: "Chú thắp hương không tính, thỉnh thần linh phải tôi đến mới thắp"
Tiết Lão Ngũ có chút e ngại, lão cũng biết quy củ mổ lợn của ông nội, nhanh chóng đáp: " Được, tôi sẽ đưa ông một bó hương".
" Không cần phiền ông, tôi có trong hộp". Ông nội lấy cái hộp từ tay tôi, lấy ra ba nén hương vàng thắp lên, cắm vào đất mềm trước mặt, miệng lẩm bẩm câu gì đó:" Tất cả chúng sinh đều tội lỗi, nay ta mang tội này, lấy nén hương tiễn linh..."
Hai phút sau, ông nội nói với tôi:" Ninh Tử, con canh chừng hương, nếu hương cháy nửa chừng báo ngay với ông."
Dứt lời, ông mở cửa chuồng heo đi vào, bắt đầu công việc kiểm tra trước khi mổ lợn.
Trong mắt người ngoài đều cảm thấy những hành động của ông rất nực cười.
Không phải chỉ là mổ lợn thôi mà, cần gì những thủ tục phiền phức như vậy, không khác gì mấy bác sĩ thú y khám bệnh cho lợn.
Nhưng chỉ có tôi mới hiểu, sở dĩ ông nội tuân thủ như vậy là vì cái gọi là sáu điều cấm kỵ khi giết mổ lợn.
Sáu điều cấm kỵ khi giết lợn là gì?
Điều cấm đầu tiên tối kỵ nhất là tránh giết lợn quan linh.
Tương truyền lợn quan linh là hoá thân của các vị thần trên trời, hạ phàm xuống trần gian để độ kiếp. Chỉ được phép chết vì tuổi già, không thể bị giết chết, nếu không hồn phách sẽ biến thành ác linh để trả thù kẻ giết lợn và khiến người đó tan cửa nát nhà.
Cách phân biệt lợn quan linh cũng rất đơn giản, giống như ông nội vừa nãy thắp hương thỉnh thần, nếu hương không cháy hết có nghĩa trong con lợn có linh hồn của thần linh đang trú ngụ.
Điều cấm thứ hai là tránh giết lợn năm móng.
Bình thường lợn đều có bốn móng, nhưng có trường hợp lại có năm móng giống con người.
Tương truyền những con lợn này được mang theo ký ức từ kiếp trước.
Nếu như giết nó, sẽ bị các linh hồn ác quỷ quấy nhiễu.
Điều cấm thứ ba là tránh giết lợn đầu trắng
Lợn đầu trắng hay còn gọi là lợn mán, là những con
lợn có chùm lông trắng to trên đầu, giống như nhũng người con hiếu thảo đội mũ tang.
Có lời đồn rằng, nếu như giết những con lợn này nhà sẽ có tang sự.
Điều cấm thứ tư là tránh giết lợn lạy Phật
Lạy phật không có nghĩa là lợn vào chùa để xin trời, thờ phật.
Mà là hai chân sau của nó thẳng đều còn hai chân trước tạo thành hình vòng cung giống như đang chắp tay vái lạy phật.
Người ta nói loại lợn này rất thông minh, giết nó sẽ mang lại xui xẻo, tai ương.
Điều cấm thứ năm là tránh giết lợn cụt đuôi
Lợn cụt đuôi là lợn không có đuôi dài như những con bình thường khác
Người mổ lợn cho rằng, không có đuôi cũng giống như không có hậu nhân. Giết lợn như vậy sẽ dẫn đến tuyệt tử tuyệt tôn.
Điều cấm thứ sáu là tránh giết lợn đang mang thai.
Dưới cái nhìn của những người làm nghề mổ lợn, bào thai lợn là những người kiếp trước làm chuyện thất đức bị ông trời trừng phạt nghiêm khắc chờ chuyển sinh, giết bỏ vậy sẽ khiến những con lợn chưa kịp tái sinh vô cùng thù hận, những thai linh này sẽ trở thành thai sát, đi theo quấy nhiễu người mổ lợn cả đời, để trả thù sự đau khổ của luân hồi.
Khi tôi còn nhỏ, điều ông tôi nói nhiều nhất chính là các quy tắc của nghề mổ lợn, vì vậy tôi gần như thuộc lòng sáu điều cấm kỵ nhất trong việc giết lợn.
Tôi ở ngoài không ngừng cầu hương khấn thần, ông nội cũng nhanh chóng kiểm tra xong đàn lợn.
Tiết lão Ngũ nhỏ giọng hỏi:" Bác Mộc, có thể gọi người tới trói lợn chưa?"
Ông nội bước ra khỏi chuồng lợn, không biết do mặt đất trơn trượt hay chân tay già yếu, ông loạng choạng lao ra làm dập tắt ba nén hương đang cháy....
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro