Quân Cưới Thập Niên 60: Cô Vợ Mỏ Hỗn Nông Thôn Của Thủ Trưởng
Người Phụ Nữ Từ Nông Thôn Vào Thành Phố Nương Tựa Chồng Chưa Cưới
Cẩm Thượng Điềm Hoa
2024-10-28 21:37:35
Năm 1960, tại nhà chính ủy.
Lâm Hồng Anh mở mắt ra, đập vào mắt cô là vách tường nhà vệ sinh quét vôi trắng như tuyết.
Lúc đi rửa tay, nguyên chủ bỗng nhiên bị chóng mặt, hoảng hốt tựa lưng vào tường nhắm mắt lại, ngay sau đó Lâm Hồng Anh xuyên đến đây.
Trên tường phòng khách treo một tấm lịch bộ đội màu xanh lục, trên lịch hiển thị tháng 1 năm 1960, dòng chữ “Quân với dân như người thân một nhà” được in đỏ chói mắt.
Trong phòng khách bày các loại đồ đạc: bàn tròn gỗ thô màu đỏ thẫm, ghế dựa, sofa gỗ kiểu cũ được lót một lớp lụa mỏng màu đỏ, trông có vẻ rất tao nhã. Trên giá sách trưng bày mấy cuốn sách liên quan đến chủ nghĩa Mác và sách bìa đỏ, tiết lộ trình độ kinh tế và phẩm vị của chủ nhà: vừa có tư tưởng đứng đắn vừa có hoàn cảnh gia đình không tồi.
Tiếng trò chuyện vụn vặt truyền ra từ phòng khách, tuy rằng đã nói rất nhỏ, nhưng vẫn lọt vào tai Lâm Hồng Anh: “Nhà họ Thiệu quyết định hôn sự này sơ sài quá, thế thì khác nào mù cưới câm gả? Tân Hoa quốc chúng ta không thịnh hành trò này!”
Một quân tẩu đội khăn trùm đầu bằng vải bố dày, khoác áo bông dài màu xanh lục cầm ấm trà rót nước, vừa rót vừa nói.
Bốn người phụ nữ ngồi chung quanh bàn gỗ tròn.
Trên bàn đặt mấy chiếc ly tráng men, trên thân ly in khẩu hiệu “Đoàn kết là sức mạnh”, “Nhập ngũ là vinh quang”, bên dưới là dòng chữ nhỏ “Kỷ niệm cán bộ xuất sắc của quân đoàn 23”, có thể mơ hồ nhìn thấy là phần thưởng của mỗi năm do bộ đội phát, dành dụm gom thành một bộ ly tách.
Tuy rằng chỉ là ly tráng men bình thường, nhưng lại đại biểu cho công huân tích lũy, dùng để đãi khách rất thể diện.
Một quân tẩu vừa cắn hạt dưa vừa hùa theo: “Chứ còn gì nữa, tốt xấu gì cũng nên tìm người tốt một chút, chứ người này chẳng phải là khiến Tiểu Thiệu mất mặt hay sao? Lúc cô ta mới đến đây, tôi còn nghi ngờ là lừa đảo ấy chứ.”
Đối tượng mà họ đang nhiệt liệt thảo luận là vợ chưa cưới chạy theo Thiệu Thanh Phong đến bộ đội – cũng chính là nguyên chủ.
Trong lòng Lâm Hồng Anh dâng lên cay đắng, ký ức không thuộc về cô dần dần sống lại.
Những lời chửi rủa này, từng câu từng chữ đều khiến Lâm Hồng Anh đau lòng như cắt.
Cô che lồng ngựa đau đớn, nhớ lại hồi ức không thuộc về mình.
Nguyên chủ là người phụ nữ vượt qua ngàn dặm xa xôi, từ nông thôn vào thành phố nương tựa chồng chưa cưới của mình.
Suốt chặng đường, cô ấy phải chịu rất nhiều đau khổ, lúc mới đến bộ đội đã là mùa đông giá rét, nhưng cô ấy chỉ mang theo mấy bộ quần áo rách rưới, sắc mặt vàng như nến, giống hệt vừa được đào ra từ trại tị nạn. Trước khi ngất xỉu, cô ấy lấy ra thư giới thiệu, nói rằng mình là vợ chưa cưới của Thiệu Thanh Phong.
Mới đầu không ai tin, nhưng sau khi kiểm chứng lại mới biết là sự thật. Vợ chưa cưới của Thiệu Thanh Phong chẳng những trông quê mùa mà còn chưa từng gặp mặt, bị ép duyên như thời phong kiến!
Lâm Hồng Anh mở mắt ra, đập vào mắt cô là vách tường nhà vệ sinh quét vôi trắng như tuyết.
Lúc đi rửa tay, nguyên chủ bỗng nhiên bị chóng mặt, hoảng hốt tựa lưng vào tường nhắm mắt lại, ngay sau đó Lâm Hồng Anh xuyên đến đây.
Trên tường phòng khách treo một tấm lịch bộ đội màu xanh lục, trên lịch hiển thị tháng 1 năm 1960, dòng chữ “Quân với dân như người thân một nhà” được in đỏ chói mắt.
Trong phòng khách bày các loại đồ đạc: bàn tròn gỗ thô màu đỏ thẫm, ghế dựa, sofa gỗ kiểu cũ được lót một lớp lụa mỏng màu đỏ, trông có vẻ rất tao nhã. Trên giá sách trưng bày mấy cuốn sách liên quan đến chủ nghĩa Mác và sách bìa đỏ, tiết lộ trình độ kinh tế và phẩm vị của chủ nhà: vừa có tư tưởng đứng đắn vừa có hoàn cảnh gia đình không tồi.
Tiếng trò chuyện vụn vặt truyền ra từ phòng khách, tuy rằng đã nói rất nhỏ, nhưng vẫn lọt vào tai Lâm Hồng Anh: “Nhà họ Thiệu quyết định hôn sự này sơ sài quá, thế thì khác nào mù cưới câm gả? Tân Hoa quốc chúng ta không thịnh hành trò này!”
Một quân tẩu đội khăn trùm đầu bằng vải bố dày, khoác áo bông dài màu xanh lục cầm ấm trà rót nước, vừa rót vừa nói.
Bốn người phụ nữ ngồi chung quanh bàn gỗ tròn.
Trên bàn đặt mấy chiếc ly tráng men, trên thân ly in khẩu hiệu “Đoàn kết là sức mạnh”, “Nhập ngũ là vinh quang”, bên dưới là dòng chữ nhỏ “Kỷ niệm cán bộ xuất sắc của quân đoàn 23”, có thể mơ hồ nhìn thấy là phần thưởng của mỗi năm do bộ đội phát, dành dụm gom thành một bộ ly tách.
Tuy rằng chỉ là ly tráng men bình thường, nhưng lại đại biểu cho công huân tích lũy, dùng để đãi khách rất thể diện.
Một quân tẩu vừa cắn hạt dưa vừa hùa theo: “Chứ còn gì nữa, tốt xấu gì cũng nên tìm người tốt một chút, chứ người này chẳng phải là khiến Tiểu Thiệu mất mặt hay sao? Lúc cô ta mới đến đây, tôi còn nghi ngờ là lừa đảo ấy chứ.”
Đối tượng mà họ đang nhiệt liệt thảo luận là vợ chưa cưới chạy theo Thiệu Thanh Phong đến bộ đội – cũng chính là nguyên chủ.
Trong lòng Lâm Hồng Anh dâng lên cay đắng, ký ức không thuộc về cô dần dần sống lại.
Những lời chửi rủa này, từng câu từng chữ đều khiến Lâm Hồng Anh đau lòng như cắt.
Cô che lồng ngựa đau đớn, nhớ lại hồi ức không thuộc về mình.
Nguyên chủ là người phụ nữ vượt qua ngàn dặm xa xôi, từ nông thôn vào thành phố nương tựa chồng chưa cưới của mình.
Suốt chặng đường, cô ấy phải chịu rất nhiều đau khổ, lúc mới đến bộ đội đã là mùa đông giá rét, nhưng cô ấy chỉ mang theo mấy bộ quần áo rách rưới, sắc mặt vàng như nến, giống hệt vừa được đào ra từ trại tị nạn. Trước khi ngất xỉu, cô ấy lấy ra thư giới thiệu, nói rằng mình là vợ chưa cưới của Thiệu Thanh Phong.
Mới đầu không ai tin, nhưng sau khi kiểm chứng lại mới biết là sự thật. Vợ chưa cưới của Thiệu Thanh Phong chẳng những trông quê mùa mà còn chưa từng gặp mặt, bị ép duyên như thời phong kiến!
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro