Cần Thơm 1922
Mia
2024-07-14 09:07:31
Cụ Sang coi vậy mà giỏi, mới hai mươi tuổi đã biết lái xe hơi vèo vèo. Cụ lái thì cũng an toàn, chỉ có điều đường lên Cần Thơm thời này phần lớn là đường đất, xe đi cứ thụt bên nọ, thò bên kia, ngay cả một người không say xe như tôi, có lúc còn cảm thấy chóng mặt.
Khoảng độ gần trưa thì xe bắt đầu tiến vào trung tâm thành phố. Không thể tưởng tượng được có một ngày tôi lại trở về quê hương của mình, nhưng không phải là Cần Thơm năm 2022, mà là một trăm năm trước. Đường sá vẫn tấp nập xe cộ qua lại, không một ai phải đội nón bảo hiểm, những ngôi nhà cổ kính, những hàng quán cây xanh,... tất cả đều giống hệt mấy bức ảnh tôi từng được xem về những năm hai mươi của thế kỷ hai mươi.
"Chắc đây là lần đầu mợ hai được lên thành phố đúng không mợ?"
"Hả? À... Ờ..."
Cụ Sang thấy tôi ngó nghiêng khắp nơi nên quay xuống hỏi. Nói tôi lần đầu được nhìn thấy thành phố ở năm 1922 thì đúng, chứ từ nhỏ tôi đã sống ở trung tâm thành phố, có cái gì mà tôi chưa từng thấy qua đâu. Cụ Sang thì còn vui vẻ hỏi này hỏi kia, chứ cụ Đằng thì khỏi đi, cụ cứ ngồi im như khúc gỗ, không biết có ngủ thật hay không nhưng từ lúc lên xe đến giờ cụ vẫn kiên trì nhắm mắt.
Đi thêm một đoạn nữa, Sang dừng xe trước cổng của một ngôi nhà, hai người đàn ông, một chủ một tớ nép sát vào lề đường để đợi chủ nhà ra mở cửa. Còn tôi, hết ngó qua khe hở của cổng sắt rồi lại quẹo bên nọ quẹo bên kia, nhìn mấy gánh hàng rong, nhìn dòng người qua lại, nhìn trời trăng mây gió.
Cho đến khi tôi phát hiện mối nguy hiểm gần kề, một chiếc bốn bánh đang lao về phía tôi với vận tốc chóng mặt, chưa kịp định hình thì bất ngờ có bàn tay vòng qua vai tôi, kéo tôi thoát khỏi ranh giới sống chết. Tôi đứng không vững, không còn chút sức lực mà nép vào lòng người đàn ông xa lạ. Rồi tôi mở mắt ra, hai màn sương lấp lánh hiện lên gương mặt hoàn hảo với đường nét hài hòa: mắt bồ câu, sống mũi dọc dừa, môi trái tim... Đùa thôi, trên đời này làm gì có gương mặt nào giống trong văn mẫu cấp một như thế. Tôi cũng chẳng biết miêu tả thế nào cho đúng, nhưng tóm lại là, đẹp trai!
"Cô có sao không?"
Sau khi đỡ tôi đứng ngay ngắn trên mặt đất, người đàn ông ấy dịu dàng hỏi tôi.
"Cảm ơn anh. Cũng may là có anh nên tui mới..."
"Mợ hai, mợ có bị trầy xước ở đâu không mợ hai?"
Chưa kịp dứt lời, Sang ở bên kia hớt hải chạy lại hỏi thăm tôi. Trong khi đó, cụ Đằng - chồng tôi vẫn ung dung tựa lưng vào cổng, không thèm để tâm sống chết của vợ mình thế nào. Trần đời chưa từng thấy ai sống vô tâm vô tình như cụ vậy.
"Ủa Khải Đằng lên tới rồi hả? Đứng đây đợi tui lâu chưa?"
"Tui mới lên tới thôi."
Nghe cụ Sang gọi loáng thoáng thì tên của người đàn ông đẹp trai này là Minh, cụ Minh. Vừa nhìn thấy cụ Đằng, cụ Minh vui vẻ qua chào, sau đó nhanh tay lấy trong túi quần ra chiếc chìa khóa để mở cổng.
"Mới có mấy tháng không gặp cậu Minh, mà cậu như trẻ ra với đẹp trai hơn thì phải."
Sang dẻo miệng khen cậu. Cậu không nói gì, chỉ cười bẽn lẽn. Mèn đét ơi, thế kỷ hai mươi này đào đâu ra một người đẹp trai y như diễn viên Thái Lan vậy không biết. Cậu mà sinh ra ở thời hiện đại thì có phải được nổi tiếng rồi không.
"À mà đây là..." Cậu Minh chợt nhớ đến sự hiện diện của tôi, cậu mới ngó qua tôi một cái rồi nhanh chóng chuyển ánh nhìn sang cụ Đằng. Lúc này tôi đang đứng nép sau cụ Đằng, khẽ đưa tay vén gọn mái tóc.
"Đây là Thu Sương, vợ tui!"
Cụ Đằng chỉ nói một câu mà lòng tôi đau như cắt, nó nhắc nhở tôi phải nhớ rằng mình đã là phụ nữ có chồng. Mặc dù có chồng cũng như không, nhưng gặp người đẹp trai, đúng gu cũng không được công khai tán tỉnh. Thôi thì cứ coi như tôi và cậu Minh có duyên mà không nợ đi.
"Tưởng là mỹ nhân nào, hóa ra là mợ hai... Chào mợ, lúc nãy tui có làm gì thất lễ, mong mợ đừng để bụng." Cậu Minh lễ phép chào hỏi tôi.
"Dạ không có chi đâu cậu, tui cám ơn cậu còn không hết."
Sau màn gặp gỡ chớp nhoáng ngoài cổng, cậu Minh mời chúng tôi vào nhà. Từ ngoài nhìn vào, có thể thấy ngôi nhà này được xây theo kiểu kiến trúc phương Tây, lấy màu vàng nhạt làm chủ đạo, xung quanh bao bọc bởi nhiều cây cối tạo nên không gian vô cùng thoáng đãng. Dọc đường đi, hai người còn thoải mái kể về những chuyện đã xảy ra trong suốt mấy tháng không gặp.
Chúng tôi dừng lại ở căn phòng tràn ngập mùi y tế, cậu Minh bảo cậu Đằng nằm xuống để tiến hành thăm khám. Tuy rằng những chuyện liên quan đến y học tôi đều mù tịt, nhưng vẫn nhìn ra cậu Minh đang tỉ mỉ từng chút một đối với cậu Đằng. Đến công đoạn khó nhằn hơn, cậu bảo tôi và Sang tạm ra phòng khách ngồi chờ, tôi vâng dạ nghe theo răm rắp.
Cậu Minh sống một mình mà nhà lại rộng như vậy, xem ra so với cậu hai cũng khá giả không kém. Nhà thì rộng, mà tôi đi mãi, đi mãi cũng không thấy bóng dáng một người làm nào, người vừa đẹp trai, nhà giàu, có học thức như cậu Minh, lại còn biết sống tự lập, khối cô vì cậu mà đổ ầm ầm ấy nhỉ? Thế mới nói, cuộc đời đáng buồn nhất là gặp được một người phù hợp với bạn về mọi mặt, nhưng thế quái nào bạn lại có chồng rồi.
"Cậu hai với cậu Minh quen nhau bao lâu rồi Sang?" Tôi hớp một ngụm trà, điềm tĩnh hỏi cụ Sang.
"Dạ từ nhỏ hai cậu đã học chung rồi thân nhau tới giờ đó mợ."
Thân nhau từ thuở cởi truồng tắm mưa ư? Vậy cũng chẳng khác gì tình bạn keo sơn giữa tôi và nhỏ Hạnh. Nhắc tới là tôi lại nhớ nhỏ da diết, giá mà nhỏ cũng bị xuyên về đây với tôi, mỗi ngày có người tâm sự thì hay biết mấy.
"Lần trước chưa có dịp nghe kể về cái chân của cậu hai, nhân lúc không có ai, Sang kể cho tui nghe đi."
"Dạ mợ... thiệt ra là chuyện này ông bà cấm nói ra nói vô, nhưng em quý mợ lắm em mới kể đó." Sang ấp a ấp úng, nửa muốn kể, nửa muốn không.
||||| Truyện đề cử: Xuân Đề |||||
"Yên tâm đi, tui không nói với ai đâu mà Sang lo."
Cụ Sang chạy ra cửa dò thám tình hình, sau đó quay lại ghế ngồi, bắt đầu thủ thỉ.
Cụ bảo khoảng hơn tháng trước, cậu hai du học trở về, trong một lần dạo chơi thì bỗng dưng mất tích. Ông bà cho người đi tìm khắp nơi nhưng không thấy, cho đến đúng một tháng sau, cậu hai lành lặn trở về, hỏi ra mới biết cậu bị kẻ gian hãm hại, cũng may được gia đình làm nông cứu giúp.
Trong những ngày tịnh dưỡng ở nhà nông dân đó, cậu hai lỡ phải lòng con gái của họ nên đòi ông bà sang cưới về cho bằng được. Lúc đầu nhà phú ông không chịu vì không môn đăng hộ đối, nhưng vì cái tính kiên quyết của cậu hai, rồi nghĩ dù sao người ta cũng là ân nhân cứu mạng cậu, cuối cùng cũng nghe cậu mà đem sính lễ sang dạm hỏi.
Thế mà khi đến nơi, cậu hai và ông bà lại hay tin cô gái đó đã cùng với nhân tình bỏ trốn. Bị người mình yêu phản bội một cách đau đớn, cậu hai bắt đầu rượu chè be bét, không lo chí thú làm ăn, để rồi một tai nạn trong đêm mưa tầm tã đã khiến chân phải của cậu hai thành ra thế này.
Nghe xong câu chuyện mà Sang kể, tôi chỉ biết lắc đầu rồi bảo "đáng đời". Tưởng cậu hai nhà họ Huỳnh chính trực uy nghiêm thế nào, ai dè cũng ngu dại vì gái mà suýt chết. Một đời dài như vậy, không lấy cô này thì lấy cô khác, cớ sao phải khổ thế nhỉ?
"Rồi sau bao lâu thì cậu hai cưới tui về?" Tôi hỏi tiếp.
"Dạ khoảng nửa tháng sau đó mợ. Chắc là trải qua cú sốc lớn, nên cậu cũng sống khép kín và ít nói hơn trước, có gì mợ đừng giận cậu nhen mợ."
Không giận? Không giận cái con khỉ khô. Ai đời bị gái bỏ rơi rồi dở chứng hành mợ Sương, hành lây sang cả tôi. Còn khuya mới có chuyện tôi dễ dàng bỏ qua cho cậu như vậy.
Khoảng độ gần trưa thì xe bắt đầu tiến vào trung tâm thành phố. Không thể tưởng tượng được có một ngày tôi lại trở về quê hương của mình, nhưng không phải là Cần Thơm năm 2022, mà là một trăm năm trước. Đường sá vẫn tấp nập xe cộ qua lại, không một ai phải đội nón bảo hiểm, những ngôi nhà cổ kính, những hàng quán cây xanh,... tất cả đều giống hệt mấy bức ảnh tôi từng được xem về những năm hai mươi của thế kỷ hai mươi.
"Chắc đây là lần đầu mợ hai được lên thành phố đúng không mợ?"
"Hả? À... Ờ..."
Cụ Sang thấy tôi ngó nghiêng khắp nơi nên quay xuống hỏi. Nói tôi lần đầu được nhìn thấy thành phố ở năm 1922 thì đúng, chứ từ nhỏ tôi đã sống ở trung tâm thành phố, có cái gì mà tôi chưa từng thấy qua đâu. Cụ Sang thì còn vui vẻ hỏi này hỏi kia, chứ cụ Đằng thì khỏi đi, cụ cứ ngồi im như khúc gỗ, không biết có ngủ thật hay không nhưng từ lúc lên xe đến giờ cụ vẫn kiên trì nhắm mắt.
Đi thêm một đoạn nữa, Sang dừng xe trước cổng của một ngôi nhà, hai người đàn ông, một chủ một tớ nép sát vào lề đường để đợi chủ nhà ra mở cửa. Còn tôi, hết ngó qua khe hở của cổng sắt rồi lại quẹo bên nọ quẹo bên kia, nhìn mấy gánh hàng rong, nhìn dòng người qua lại, nhìn trời trăng mây gió.
Cho đến khi tôi phát hiện mối nguy hiểm gần kề, một chiếc bốn bánh đang lao về phía tôi với vận tốc chóng mặt, chưa kịp định hình thì bất ngờ có bàn tay vòng qua vai tôi, kéo tôi thoát khỏi ranh giới sống chết. Tôi đứng không vững, không còn chút sức lực mà nép vào lòng người đàn ông xa lạ. Rồi tôi mở mắt ra, hai màn sương lấp lánh hiện lên gương mặt hoàn hảo với đường nét hài hòa: mắt bồ câu, sống mũi dọc dừa, môi trái tim... Đùa thôi, trên đời này làm gì có gương mặt nào giống trong văn mẫu cấp một như thế. Tôi cũng chẳng biết miêu tả thế nào cho đúng, nhưng tóm lại là, đẹp trai!
"Cô có sao không?"
Sau khi đỡ tôi đứng ngay ngắn trên mặt đất, người đàn ông ấy dịu dàng hỏi tôi.
"Cảm ơn anh. Cũng may là có anh nên tui mới..."
"Mợ hai, mợ có bị trầy xước ở đâu không mợ hai?"
Chưa kịp dứt lời, Sang ở bên kia hớt hải chạy lại hỏi thăm tôi. Trong khi đó, cụ Đằng - chồng tôi vẫn ung dung tựa lưng vào cổng, không thèm để tâm sống chết của vợ mình thế nào. Trần đời chưa từng thấy ai sống vô tâm vô tình như cụ vậy.
"Ủa Khải Đằng lên tới rồi hả? Đứng đây đợi tui lâu chưa?"
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
"Tui mới lên tới thôi."
Nghe cụ Sang gọi loáng thoáng thì tên của người đàn ông đẹp trai này là Minh, cụ Minh. Vừa nhìn thấy cụ Đằng, cụ Minh vui vẻ qua chào, sau đó nhanh tay lấy trong túi quần ra chiếc chìa khóa để mở cổng.
"Mới có mấy tháng không gặp cậu Minh, mà cậu như trẻ ra với đẹp trai hơn thì phải."
Sang dẻo miệng khen cậu. Cậu không nói gì, chỉ cười bẽn lẽn. Mèn đét ơi, thế kỷ hai mươi này đào đâu ra một người đẹp trai y như diễn viên Thái Lan vậy không biết. Cậu mà sinh ra ở thời hiện đại thì có phải được nổi tiếng rồi không.
"À mà đây là..." Cậu Minh chợt nhớ đến sự hiện diện của tôi, cậu mới ngó qua tôi một cái rồi nhanh chóng chuyển ánh nhìn sang cụ Đằng. Lúc này tôi đang đứng nép sau cụ Đằng, khẽ đưa tay vén gọn mái tóc.
"Đây là Thu Sương, vợ tui!"
Cụ Đằng chỉ nói một câu mà lòng tôi đau như cắt, nó nhắc nhở tôi phải nhớ rằng mình đã là phụ nữ có chồng. Mặc dù có chồng cũng như không, nhưng gặp người đẹp trai, đúng gu cũng không được công khai tán tỉnh. Thôi thì cứ coi như tôi và cậu Minh có duyên mà không nợ đi.
"Tưởng là mỹ nhân nào, hóa ra là mợ hai... Chào mợ, lúc nãy tui có làm gì thất lễ, mong mợ đừng để bụng." Cậu Minh lễ phép chào hỏi tôi.
"Dạ không có chi đâu cậu, tui cám ơn cậu còn không hết."
Sau màn gặp gỡ chớp nhoáng ngoài cổng, cậu Minh mời chúng tôi vào nhà. Từ ngoài nhìn vào, có thể thấy ngôi nhà này được xây theo kiểu kiến trúc phương Tây, lấy màu vàng nhạt làm chủ đạo, xung quanh bao bọc bởi nhiều cây cối tạo nên không gian vô cùng thoáng đãng. Dọc đường đi, hai người còn thoải mái kể về những chuyện đã xảy ra trong suốt mấy tháng không gặp.
Chúng tôi dừng lại ở căn phòng tràn ngập mùi y tế, cậu Minh bảo cậu Đằng nằm xuống để tiến hành thăm khám. Tuy rằng những chuyện liên quan đến y học tôi đều mù tịt, nhưng vẫn nhìn ra cậu Minh đang tỉ mỉ từng chút một đối với cậu Đằng. Đến công đoạn khó nhằn hơn, cậu bảo tôi và Sang tạm ra phòng khách ngồi chờ, tôi vâng dạ nghe theo răm rắp.
Cậu Minh sống một mình mà nhà lại rộng như vậy, xem ra so với cậu hai cũng khá giả không kém. Nhà thì rộng, mà tôi đi mãi, đi mãi cũng không thấy bóng dáng một người làm nào, người vừa đẹp trai, nhà giàu, có học thức như cậu Minh, lại còn biết sống tự lập, khối cô vì cậu mà đổ ầm ầm ấy nhỉ? Thế mới nói, cuộc đời đáng buồn nhất là gặp được một người phù hợp với bạn về mọi mặt, nhưng thế quái nào bạn lại có chồng rồi.
"Cậu hai với cậu Minh quen nhau bao lâu rồi Sang?" Tôi hớp một ngụm trà, điềm tĩnh hỏi cụ Sang.
"Dạ từ nhỏ hai cậu đã học chung rồi thân nhau tới giờ đó mợ."
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Thân nhau từ thuở cởi truồng tắm mưa ư? Vậy cũng chẳng khác gì tình bạn keo sơn giữa tôi và nhỏ Hạnh. Nhắc tới là tôi lại nhớ nhỏ da diết, giá mà nhỏ cũng bị xuyên về đây với tôi, mỗi ngày có người tâm sự thì hay biết mấy.
"Lần trước chưa có dịp nghe kể về cái chân của cậu hai, nhân lúc không có ai, Sang kể cho tui nghe đi."
"Dạ mợ... thiệt ra là chuyện này ông bà cấm nói ra nói vô, nhưng em quý mợ lắm em mới kể đó." Sang ấp a ấp úng, nửa muốn kể, nửa muốn không.
||||| Truyện đề cử: Xuân Đề |||||
"Yên tâm đi, tui không nói với ai đâu mà Sang lo."
Cụ Sang chạy ra cửa dò thám tình hình, sau đó quay lại ghế ngồi, bắt đầu thủ thỉ.
Cụ bảo khoảng hơn tháng trước, cậu hai du học trở về, trong một lần dạo chơi thì bỗng dưng mất tích. Ông bà cho người đi tìm khắp nơi nhưng không thấy, cho đến đúng một tháng sau, cậu hai lành lặn trở về, hỏi ra mới biết cậu bị kẻ gian hãm hại, cũng may được gia đình làm nông cứu giúp.
Trong những ngày tịnh dưỡng ở nhà nông dân đó, cậu hai lỡ phải lòng con gái của họ nên đòi ông bà sang cưới về cho bằng được. Lúc đầu nhà phú ông không chịu vì không môn đăng hộ đối, nhưng vì cái tính kiên quyết của cậu hai, rồi nghĩ dù sao người ta cũng là ân nhân cứu mạng cậu, cuối cùng cũng nghe cậu mà đem sính lễ sang dạm hỏi.
Thế mà khi đến nơi, cậu hai và ông bà lại hay tin cô gái đó đã cùng với nhân tình bỏ trốn. Bị người mình yêu phản bội một cách đau đớn, cậu hai bắt đầu rượu chè be bét, không lo chí thú làm ăn, để rồi một tai nạn trong đêm mưa tầm tã đã khiến chân phải của cậu hai thành ra thế này.
Nghe xong câu chuyện mà Sang kể, tôi chỉ biết lắc đầu rồi bảo "đáng đời". Tưởng cậu hai nhà họ Huỳnh chính trực uy nghiêm thế nào, ai dè cũng ngu dại vì gái mà suýt chết. Một đời dài như vậy, không lấy cô này thì lấy cô khác, cớ sao phải khổ thế nhỉ?
"Rồi sau bao lâu thì cậu hai cưới tui về?" Tôi hỏi tiếp.
"Dạ khoảng nửa tháng sau đó mợ. Chắc là trải qua cú sốc lớn, nên cậu cũng sống khép kín và ít nói hơn trước, có gì mợ đừng giận cậu nhen mợ."
Không giận? Không giận cái con khỉ khô. Ai đời bị gái bỏ rơi rồi dở chứng hành mợ Sương, hành lây sang cả tôi. Còn khuya mới có chuyện tôi dễ dàng bỏ qua cho cậu như vậy.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro