Mợ Hai
Mia
2024-07-14 09:07:31
"Nè nè nè, mấy đứa bây lo mà khiêng cho đàng hoàng coi, trầy xước chỗ nào là bà hai cho nhịn đói cả lũ nghe chưa."
Giọng người phụ nữ xa lạ cứ văng vẳng bên tai, nhanh chóng kéo tôi khỏi giấc mộng dài, hai hàng mi nặng trĩu bắt đầu cử động. Cách đó không xa, vẫn còn nghe rõ tiếng bước chân cùng những âm thanh xì xào to nhỏ.
Là đêm hay ngày, là tỉnh hay đang mơ, chợp mắt một cái chỉ nhìn thấy một màn sương ảm đạm. Phải mất đến vài phút tôi mới trở về trạng thái hoàn toàn tỉnh táo để nhận thức được rằng, tôi vừa nằm ngủ ngon lành trên chiếc giường của cậu mợ hai, trong ngôi nhà cổ mà mọi ngóc ngách đều có biển báo "cấm sờ vào hiện vật".
Làm thế nào mà bộ đồng phục trường du lịch của tôi, bỗng chốc lại được thay thế bằng chiếc quần lụa màu trắng, mặc cùng với áo bà ba tím? Không lẽ tôi đã thuê đồ tại đây để thử trải nghiệm hóa thân thành người nhà họ Huỳnh? Mà cũng không đúng, rõ ràng là tôi chẳng có chút ấn tượng gì về việc này, hơn nữa từ đầu đến cuối làng Vọng Thê làm gì có cửa hàng thuê quần áo nào, vậy thì bộ bà ba này từ đâu mà ra? Và quan trọng là ai đã giúp tôi thay nó?
Trong căn phòng không một bóng người, tia nắng chiều yếu ớt vẫn đang cố gắng lấp đầy không gian rộng lớn. Tôi đứng yên đó, đưa đôi mắt láo liên một hồi, tự nhiên da gà da vịt nổi lên mấy lớp. Phải rồi, chủ mưu của vụ này chắc chắn là nhỏ Hạnh chứ không ai khác, tại sao tôi lại quên rằng mình có đứa bạn thân dở dở ương ương như nhỏ được cơ chứ. Chẳng thể đợi lâu thêm nữa, tôi bước đến mở toang cánh cửa, muốn xem xem dưới sự chỉ đạo của nhỏ Hạnh, ba mươi sáu đứa sinh viên lớp tôi đang giở trò khùng điên gì. Có khi giờ này bọn nó đang tụm năm tụm bảy ở một góc nào đó, thích thú bàn tán về món quà sinh nhật để đời mà bọn nó đã làm với tôi.
Vừa nhấc chân khỏi bậc cửa, tôi đứng trên hành lang nhìn ra khoảng sân xanh mướt... Trời Phật! Cây anh đào trăm tuổi đâu mất rồi? Đối diện phòng ngủ của cậu mợ hai có cây anh đào cao nghệu, nơi mà người ta vẫn tin rằng nếu viết một điều ước về tình duyên lên lá thư rồi treo lên cây, thì sớm muộn nó cũng sẽ thành hiện thực, đâu - mất - rồi?
Tôi vội lấy tay túm ống quần rồi chạy thật nhanh ra giữa sân, mỏi mắt tìm kiếm gốc cây anh đào. Sao có thể bốc hơi nhẹ nhàng như vậy, cây anh đào chứ có phải cây đa đâu, mà sơ hở một cái là tróc gốc bay lên cung trăng? Một trăm năm qua nó vẫn sống kiên cường và mang ý nghĩa to lớn như vậy, không lý nào người ta lại đành đoạn chặt nó đi, đành đoạn đến nỗi không tìm được chút dấu vết.
"Mợ hai, mợ tỉnh rồi, mợ làm em lo gần chết."
Đang loay hoay tìm gốc cây anh đào dưới đám cỏ, một cô gái với dáng người nhỏ nhắn, mặc bộ bà ba nâu, thắt hai bên bím tóc vui vẻ gọi tôi.
"Mợ hai?" Tôi ngập ngừng hỏi.
"Dạ. Mợ hai thấy trong người khỏe chưa? Tự nhiên hồi trưa mơ xỉu giữa sân, em sợ quá nên đưa mợ vô phòng nghỉ. Em hổng có dám nói với bà hai, sợ bà rầy mợ."
"Chị ơi, chị đừng giỡn nữa, chị chỉ giùm em coi bây giờ mấy đứa bạn em đang trốn ở góc nào rồi chị?"
Tôi cười ngượng ngùng. Phải công nhận là tụi nhỏ Hạnh làm việc chuyên nghiệp thật, diễn viên quần chúng không những được đầu tư trang phục kỹ lưỡng mà còn diễn đạt ghê.
Nghe xong câu hỏi của tôi, cô gái vội vàng đặt thau nước xuống đất, lấy tay lau lia lịa vào tà áo bà ba nâu, sau đó đặt tay lên trán tôi, rồi lại đưa về trán mình dò xét:
"Hình như em thấy mợ còn chưa khỏe đâu, hay mợ về phòng nghỉ đi, trời nắng chang chang như vầy, không khéo lát mợ xỉu nữa đó. Với lại em nói mợ rồi, mợ đừng có gọi em bằng chị, từ giờ em đi theo hầu mợ, em nhỏ hơn mợ nhiều mà."
Bỏ ngoài tai những lời nói lạ lùng của cô gái ấy, thay vì tiếp tục đứng đây đoán già đoán non, tôi quyết định tự đi tìm câu trả lời. Tôi nhẹ nhàng để lại đôi guốc mộc, xách ống quần lên một lần nữa, chẳng mấy chốc đã băng qua cánh cổng sắt nhà họ Huỳnh. Cô gái với bím tóc đen huyền vẫn hớt hải chạy sau tôi, miệng không ngừng gọi "mợ hai". Vài ba người nữa cũng mặc bộ bà ba nâu đứng tưới cây ngoài cổng, ngơ ngác nhìn tôi với gương mặt khó hiểu.
Cứ thế, tôi cắm đầu chạy đến khúc cua đầu làng. Tôi nhớ rõ ràng ngay đoạn này là khu tưởng niệm những nạn nhân đã mất vì dịch xác sống, vậy mà đến khi ngoảnh lại, ba bên bốn phía chỉ toàn là cánh đồng lúa bạt ngàn.
Tâm lý tôi bắt đầu trở nên sợ hãi, hai chân cứng đờ, mặc dù đã dính đầy bùn đất nhưng vẫn cố nhích thêm vài bước nữa. Lũy tre làng đâu? Hai lũy tre già mọc đều hai bên đường, tàn lá ôm vào nhau tạo thành cổng làng đâu? Tại sao trước mắt tôi chỉ còn bụi tre non mới vừa nhú lên khỏi mặt đất? Tóm lại là tôi đã ngủ bao lâu, tại sao khi tỉnh lại, mọi thứ xung quanh tôi đều như biến thành một thế giới khác?
"Mợ hai, mợ sao vậy mợ hai? Sao tự nhiên mợ chạy ra đây làm gì? Mợ mang guốc vô đi mợ."
Cô gái ấy lại tìm thấy tôi, cẩn thận xách theo đôi guốc mộc cho tôi mang.
"Thôi được rồi, em không giỡn nữa, chị kêu đám bạn của em ra đây đi. Mà nãy giờ chị có thấy xe buýt trường em chạy qua đây không?"
"Bạn? Bạn nào vậy mợ? Mà xe buýt là xe gì? Mợ nói em không hiểu gì hết."
"Xe buýt... là chuyến xe buýt đón sinh viên trường du lịch đến đây tham quan đó. Em đã nói là em không giỡn nữa mà."
Tôi bắt đầu trở nên mất kiểm soát, tuy rằng tôi đã sớm đoán được đây không phải là một trò đùa, nhưng vẫn tồn tại một tia hy vọng nhỏ nhoi.
"Mợ theo em về đi mợ. Mợ đừng như vậy nữa, em sợ..."
"Chị... bây giờ đang là năm bao nhiêu?"
Tôi nhìn cô ấy bằng đôi mắt tội nghiệp. Trong lòng không ngừng cầu nguyện cô đừng trả lời một năm nào đó, không phải năm 2022.
"Tuy là em không biết chữ, nhưng mà em nhớ cậu hai có nói với em rồi, năm nay là năm 1922, và năm tới là năm..."
"Một ngàn... chín trăm... hai mươi hai?"
"Dạ mợ!"
Một ngàn chín trăm hai mươi hai, đây chắc chắn là mơ rồi, một người bình thường như tôi làm sao có thể xuyên về năm 1922 được. Nói đúng hơn là trên đời này làm gì có chuyện xuyên không giống như trong phim. Không thể nào đâu. Không thể nào.
"Mọi người đang lừa tôi chứ gì?"
Giọng tôi run run nói với cô ấy. Ngay sau đó, tôi đã nhờ cô đánh tôi một cái, cô bàng hoàng xua tay lia lịa, nói rằng người hầu như cô làm sao dám đánh tôi. Thế là tôi lại tự đánh mình, vừa đánh vừa nhéo khắp nơi trên cơ thể, nhưng mà kết quả vẫn không thay đổi. Mày điên rồi Phù Sa ơi, mày luôn miệng nói người ta gạt mày, thực tế chỉ có mày đang gạt chính bản thân mày thôi.
Tôi đứng thẫn thờ sát bờ đê, vài cục đất nhỏ theo đó lặng lẽ rơi xuống, khuấy động mặt nước yên ả. Dưới lớp sóng gờn gợn, tôi vẫn còn nhìn rõ gương mặt tuyệt vọng ấy chính là mình.
Tôi còn nhớ bức ảnh gia đình được trưng bày trong nhà cổ Huỳnh Khởi, không có bóng dáng của mợ hai. Theo như hướng dẫn viên kể lại thì đó là bức ảnh được chụp từ lúc cậu hai mới du học trở về, khi mợ hai còn chưa được gả cho cậu, nên đến nay, nhiều du khách vẫn luôn tò mò không biết gương mặt thật của cô con dâu cả nhà họ Huỳnh trông ra làm sao.
Cô gái đứng bên kia cứ liên tục gọi tôi là "mợ hai", trong khi đó, tôi vẫn là tôi, vẫn nguyên hình nguyên vẻ như ban đầu. Chẳng lẽ mợ hai Sương ở một trăm năm trước cũng có gương mặt giống hệt tôi sao? Nói vậy thì, nếu bây giờ tôi trở thành mợ hai, vậy còn mợ hai thực sự hiện đang ở đâu, vẫn còn sống hay đang lưu lạc phương nào?
Thảm rồi, Phù Sa ơi! Đang yên đang lành, tự nhiên lại đi xuyên không về thời đại xác sống. Đang độc thân phơi phới, tự nhiên lại thành gái đã có chồng. Nếu không mau tìm cách quay về thời hiện đại, có khi tôi không thể sống sót hết đêm nay.
"Cái ba lô... à không, cái giỏ xách của em, chị có nhìn thấy nó không?" Tôi gặng hỏi cô gái nhỏ, mục đích là muốn tìm điện thoại để sớm liên lạc với người thân.
"Dạ cái giỏ màu xanh xanh của mợ hả? Lúc mợ xỉu ngoài sân, em thấy mợ có đeo cái giỏ sau lưng, em cất ở trong phòng cậu mợ rồi. Mà..."
Chẳng kịp đợi cô hỏi thêm, tôi lại hớt hải chạy về hướng nhà họ Huỳnh, cầu Trời khẩn Phật là sau một cuộc điện thoại, mọi chuyện sẽ sớm quay về như cũ.
Căn phòng rộng lớn vẫn trống trơn, chiếc ba lô tôi mua hơn năm rưỡi còn nằm im ở một góc giường. Tôi đưa tay trút hết mọi thứ bên trong xuống, nín thở với lấy cái điện thoại. Màn hình điện thoại sáng trưng với chín mươi lăm phần trăm pin, nhưng không có sóng, không có internet, không có bất kỳ một tín hiệu nào để liên lạc. Tất cả mọi nỗ lực tìm kiếm sự sống của tôi đều quay về con số không tròn trĩnh.
"Đó là cái gì mà lạ quá vậy mợ?" Vẫn là cô gái với bím tóc hai bên, ngượng ngùng hỏi tôi.
"Sắp chết tới nơi rồi còn hỏi cái gì nữa..."
Tôi ngồi đơ một khúc, vẻ mặt khó coi hết chỗ nói.
"Dạ? Chết ai? Mà ai chết hả mợ?"
"Không có gì. Mà... Chị tên gì vậy?"
"Dạ thưa mợ em tên là Mận. Sáng nay em có nhắc với mợ rồi, chắc đám cưới lu bu quá nên mợ quên. Với lại, kể từ giờ em đi theo hầu mợ, em cũng nhỏ hơn mợ nhiều, nên mợ đừng kêu em bằng chị nữa, nha mợ."
Tôi ngước lên nhìn Mận, miễn cưỡng gật đầu. Người con gái trẻ trung như Mận, cùng lắm cũng chỉ mới mười tám tuổi. Nhưng hỡi ơi, mười tám tuổi của năm 1922 chứ không phải năm 2022. Em em cái khỉ khô gì, tôi phải gọi Mận là cụ, gọi tất cả những người ở đây là cụ, như vậy vẫn còn chưa đúng với chức danh của họ nữa.
Tôi đang tạm chấp nhận rằng mình đã xuyên không, cũng đoán được những ngày tháng sau này của mình rất khó sống, nên tôi quyết định sẽ tìm cho mình một chỗ dựa, người đó không ai khác chính là cụ Mận. Để Mận nói cho tôi nghe về những chuyện tôi chưa từng biết đến, để Mận làm cánh tay đắc lực của tôi, hay chỉ đơn giản là ở lại bên tôi bầu bạn. Tất nhiên là tôi sẽ không hy vọng Mận là "nội gián", được người khác cài vào với mục đích xấu, mặc dù hiện tại tôi chẳng có gì ngoài cái xác khô, nhưng vẫn hy vọng đây sẽ là cô gái hiền lành giống y như vẻ ngoài của mình.
Giọng người phụ nữ xa lạ cứ văng vẳng bên tai, nhanh chóng kéo tôi khỏi giấc mộng dài, hai hàng mi nặng trĩu bắt đầu cử động. Cách đó không xa, vẫn còn nghe rõ tiếng bước chân cùng những âm thanh xì xào to nhỏ.
Là đêm hay ngày, là tỉnh hay đang mơ, chợp mắt một cái chỉ nhìn thấy một màn sương ảm đạm. Phải mất đến vài phút tôi mới trở về trạng thái hoàn toàn tỉnh táo để nhận thức được rằng, tôi vừa nằm ngủ ngon lành trên chiếc giường của cậu mợ hai, trong ngôi nhà cổ mà mọi ngóc ngách đều có biển báo "cấm sờ vào hiện vật".
Làm thế nào mà bộ đồng phục trường du lịch của tôi, bỗng chốc lại được thay thế bằng chiếc quần lụa màu trắng, mặc cùng với áo bà ba tím? Không lẽ tôi đã thuê đồ tại đây để thử trải nghiệm hóa thân thành người nhà họ Huỳnh? Mà cũng không đúng, rõ ràng là tôi chẳng có chút ấn tượng gì về việc này, hơn nữa từ đầu đến cuối làng Vọng Thê làm gì có cửa hàng thuê quần áo nào, vậy thì bộ bà ba này từ đâu mà ra? Và quan trọng là ai đã giúp tôi thay nó?
Trong căn phòng không một bóng người, tia nắng chiều yếu ớt vẫn đang cố gắng lấp đầy không gian rộng lớn. Tôi đứng yên đó, đưa đôi mắt láo liên một hồi, tự nhiên da gà da vịt nổi lên mấy lớp. Phải rồi, chủ mưu của vụ này chắc chắn là nhỏ Hạnh chứ không ai khác, tại sao tôi lại quên rằng mình có đứa bạn thân dở dở ương ương như nhỏ được cơ chứ. Chẳng thể đợi lâu thêm nữa, tôi bước đến mở toang cánh cửa, muốn xem xem dưới sự chỉ đạo của nhỏ Hạnh, ba mươi sáu đứa sinh viên lớp tôi đang giở trò khùng điên gì. Có khi giờ này bọn nó đang tụm năm tụm bảy ở một góc nào đó, thích thú bàn tán về món quà sinh nhật để đời mà bọn nó đã làm với tôi.
Vừa nhấc chân khỏi bậc cửa, tôi đứng trên hành lang nhìn ra khoảng sân xanh mướt... Trời Phật! Cây anh đào trăm tuổi đâu mất rồi? Đối diện phòng ngủ của cậu mợ hai có cây anh đào cao nghệu, nơi mà người ta vẫn tin rằng nếu viết một điều ước về tình duyên lên lá thư rồi treo lên cây, thì sớm muộn nó cũng sẽ thành hiện thực, đâu - mất - rồi?
Tôi vội lấy tay túm ống quần rồi chạy thật nhanh ra giữa sân, mỏi mắt tìm kiếm gốc cây anh đào. Sao có thể bốc hơi nhẹ nhàng như vậy, cây anh đào chứ có phải cây đa đâu, mà sơ hở một cái là tróc gốc bay lên cung trăng? Một trăm năm qua nó vẫn sống kiên cường và mang ý nghĩa to lớn như vậy, không lý nào người ta lại đành đoạn chặt nó đi, đành đoạn đến nỗi không tìm được chút dấu vết.
"Mợ hai, mợ tỉnh rồi, mợ làm em lo gần chết."
Đang loay hoay tìm gốc cây anh đào dưới đám cỏ, một cô gái với dáng người nhỏ nhắn, mặc bộ bà ba nâu, thắt hai bên bím tóc vui vẻ gọi tôi.
"Mợ hai?" Tôi ngập ngừng hỏi.
"Dạ. Mợ hai thấy trong người khỏe chưa? Tự nhiên hồi trưa mơ xỉu giữa sân, em sợ quá nên đưa mợ vô phòng nghỉ. Em hổng có dám nói với bà hai, sợ bà rầy mợ."
"Chị ơi, chị đừng giỡn nữa, chị chỉ giùm em coi bây giờ mấy đứa bạn em đang trốn ở góc nào rồi chị?"
Tôi cười ngượng ngùng. Phải công nhận là tụi nhỏ Hạnh làm việc chuyên nghiệp thật, diễn viên quần chúng không những được đầu tư trang phục kỹ lưỡng mà còn diễn đạt ghê.
Nghe xong câu hỏi của tôi, cô gái vội vàng đặt thau nước xuống đất, lấy tay lau lia lịa vào tà áo bà ba nâu, sau đó đặt tay lên trán tôi, rồi lại đưa về trán mình dò xét:
"Hình như em thấy mợ còn chưa khỏe đâu, hay mợ về phòng nghỉ đi, trời nắng chang chang như vầy, không khéo lát mợ xỉu nữa đó. Với lại em nói mợ rồi, mợ đừng có gọi em bằng chị, từ giờ em đi theo hầu mợ, em nhỏ hơn mợ nhiều mà."
Bỏ ngoài tai những lời nói lạ lùng của cô gái ấy, thay vì tiếp tục đứng đây đoán già đoán non, tôi quyết định tự đi tìm câu trả lời. Tôi nhẹ nhàng để lại đôi guốc mộc, xách ống quần lên một lần nữa, chẳng mấy chốc đã băng qua cánh cổng sắt nhà họ Huỳnh. Cô gái với bím tóc đen huyền vẫn hớt hải chạy sau tôi, miệng không ngừng gọi "mợ hai". Vài ba người nữa cũng mặc bộ bà ba nâu đứng tưới cây ngoài cổng, ngơ ngác nhìn tôi với gương mặt khó hiểu.
Cứ thế, tôi cắm đầu chạy đến khúc cua đầu làng. Tôi nhớ rõ ràng ngay đoạn này là khu tưởng niệm những nạn nhân đã mất vì dịch xác sống, vậy mà đến khi ngoảnh lại, ba bên bốn phía chỉ toàn là cánh đồng lúa bạt ngàn.
Tâm lý tôi bắt đầu trở nên sợ hãi, hai chân cứng đờ, mặc dù đã dính đầy bùn đất nhưng vẫn cố nhích thêm vài bước nữa. Lũy tre làng đâu? Hai lũy tre già mọc đều hai bên đường, tàn lá ôm vào nhau tạo thành cổng làng đâu? Tại sao trước mắt tôi chỉ còn bụi tre non mới vừa nhú lên khỏi mặt đất? Tóm lại là tôi đã ngủ bao lâu, tại sao khi tỉnh lại, mọi thứ xung quanh tôi đều như biến thành một thế giới khác?
"Mợ hai, mợ sao vậy mợ hai? Sao tự nhiên mợ chạy ra đây làm gì? Mợ mang guốc vô đi mợ."
Cô gái ấy lại tìm thấy tôi, cẩn thận xách theo đôi guốc mộc cho tôi mang.
"Thôi được rồi, em không giỡn nữa, chị kêu đám bạn của em ra đây đi. Mà nãy giờ chị có thấy xe buýt trường em chạy qua đây không?"
"Bạn? Bạn nào vậy mợ? Mà xe buýt là xe gì? Mợ nói em không hiểu gì hết."
"Xe buýt... là chuyến xe buýt đón sinh viên trường du lịch đến đây tham quan đó. Em đã nói là em không giỡn nữa mà."
Tôi bắt đầu trở nên mất kiểm soát, tuy rằng tôi đã sớm đoán được đây không phải là một trò đùa, nhưng vẫn tồn tại một tia hy vọng nhỏ nhoi.
"Mợ theo em về đi mợ. Mợ đừng như vậy nữa, em sợ..."
"Chị... bây giờ đang là năm bao nhiêu?"
Tôi nhìn cô ấy bằng đôi mắt tội nghiệp. Trong lòng không ngừng cầu nguyện cô đừng trả lời một năm nào đó, không phải năm 2022.
"Tuy là em không biết chữ, nhưng mà em nhớ cậu hai có nói với em rồi, năm nay là năm 1922, và năm tới là năm..."
"Một ngàn... chín trăm... hai mươi hai?"
"Dạ mợ!"
Một ngàn chín trăm hai mươi hai, đây chắc chắn là mơ rồi, một người bình thường như tôi làm sao có thể xuyên về năm 1922 được. Nói đúng hơn là trên đời này làm gì có chuyện xuyên không giống như trong phim. Không thể nào đâu. Không thể nào.
"Mọi người đang lừa tôi chứ gì?"
Giọng tôi run run nói với cô ấy. Ngay sau đó, tôi đã nhờ cô đánh tôi một cái, cô bàng hoàng xua tay lia lịa, nói rằng người hầu như cô làm sao dám đánh tôi. Thế là tôi lại tự đánh mình, vừa đánh vừa nhéo khắp nơi trên cơ thể, nhưng mà kết quả vẫn không thay đổi. Mày điên rồi Phù Sa ơi, mày luôn miệng nói người ta gạt mày, thực tế chỉ có mày đang gạt chính bản thân mày thôi.
Tôi đứng thẫn thờ sát bờ đê, vài cục đất nhỏ theo đó lặng lẽ rơi xuống, khuấy động mặt nước yên ả. Dưới lớp sóng gờn gợn, tôi vẫn còn nhìn rõ gương mặt tuyệt vọng ấy chính là mình.
Tôi còn nhớ bức ảnh gia đình được trưng bày trong nhà cổ Huỳnh Khởi, không có bóng dáng của mợ hai. Theo như hướng dẫn viên kể lại thì đó là bức ảnh được chụp từ lúc cậu hai mới du học trở về, khi mợ hai còn chưa được gả cho cậu, nên đến nay, nhiều du khách vẫn luôn tò mò không biết gương mặt thật của cô con dâu cả nhà họ Huỳnh trông ra làm sao.
Cô gái đứng bên kia cứ liên tục gọi tôi là "mợ hai", trong khi đó, tôi vẫn là tôi, vẫn nguyên hình nguyên vẻ như ban đầu. Chẳng lẽ mợ hai Sương ở một trăm năm trước cũng có gương mặt giống hệt tôi sao? Nói vậy thì, nếu bây giờ tôi trở thành mợ hai, vậy còn mợ hai thực sự hiện đang ở đâu, vẫn còn sống hay đang lưu lạc phương nào?
Thảm rồi, Phù Sa ơi! Đang yên đang lành, tự nhiên lại đi xuyên không về thời đại xác sống. Đang độc thân phơi phới, tự nhiên lại thành gái đã có chồng. Nếu không mau tìm cách quay về thời hiện đại, có khi tôi không thể sống sót hết đêm nay.
"Cái ba lô... à không, cái giỏ xách của em, chị có nhìn thấy nó không?" Tôi gặng hỏi cô gái nhỏ, mục đích là muốn tìm điện thoại để sớm liên lạc với người thân.
"Dạ cái giỏ màu xanh xanh của mợ hả? Lúc mợ xỉu ngoài sân, em thấy mợ có đeo cái giỏ sau lưng, em cất ở trong phòng cậu mợ rồi. Mà..."
Chẳng kịp đợi cô hỏi thêm, tôi lại hớt hải chạy về hướng nhà họ Huỳnh, cầu Trời khẩn Phật là sau một cuộc điện thoại, mọi chuyện sẽ sớm quay về như cũ.
Căn phòng rộng lớn vẫn trống trơn, chiếc ba lô tôi mua hơn năm rưỡi còn nằm im ở một góc giường. Tôi đưa tay trút hết mọi thứ bên trong xuống, nín thở với lấy cái điện thoại. Màn hình điện thoại sáng trưng với chín mươi lăm phần trăm pin, nhưng không có sóng, không có internet, không có bất kỳ một tín hiệu nào để liên lạc. Tất cả mọi nỗ lực tìm kiếm sự sống của tôi đều quay về con số không tròn trĩnh.
"Đó là cái gì mà lạ quá vậy mợ?" Vẫn là cô gái với bím tóc hai bên, ngượng ngùng hỏi tôi.
"Sắp chết tới nơi rồi còn hỏi cái gì nữa..."
Tôi ngồi đơ một khúc, vẻ mặt khó coi hết chỗ nói.
"Dạ? Chết ai? Mà ai chết hả mợ?"
"Không có gì. Mà... Chị tên gì vậy?"
"Dạ thưa mợ em tên là Mận. Sáng nay em có nhắc với mợ rồi, chắc đám cưới lu bu quá nên mợ quên. Với lại, kể từ giờ em đi theo hầu mợ, em cũng nhỏ hơn mợ nhiều, nên mợ đừng kêu em bằng chị nữa, nha mợ."
Tôi ngước lên nhìn Mận, miễn cưỡng gật đầu. Người con gái trẻ trung như Mận, cùng lắm cũng chỉ mới mười tám tuổi. Nhưng hỡi ơi, mười tám tuổi của năm 1922 chứ không phải năm 2022. Em em cái khỉ khô gì, tôi phải gọi Mận là cụ, gọi tất cả những người ở đây là cụ, như vậy vẫn còn chưa đúng với chức danh của họ nữa.
Tôi đang tạm chấp nhận rằng mình đã xuyên không, cũng đoán được những ngày tháng sau này của mình rất khó sống, nên tôi quyết định sẽ tìm cho mình một chỗ dựa, người đó không ai khác chính là cụ Mận. Để Mận nói cho tôi nghe về những chuyện tôi chưa từng biết đến, để Mận làm cánh tay đắc lực của tôi, hay chỉ đơn giản là ở lại bên tôi bầu bạn. Tất nhiên là tôi sẽ không hy vọng Mận là "nội gián", được người khác cài vào với mục đích xấu, mặc dù hiện tại tôi chẳng có gì ngoài cái xác khô, nhưng vẫn hy vọng đây sẽ là cô gái hiền lành giống y như vẻ ngoài của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro