Thần Thoại Hy Lạp
Đánh giá:
6.3
/10 từ 39 lượt
Đọc truyện Full Thần Thoại Hy Lạp trọn bộ dịch chuẩn nhất - DocTruyen.Pro. Bạn đang đọc truyện Thần Thoại Hy Lạp của tác giả Nguyễn Văn Khỏa.
Tác giả Nguyễn Văn Khỏa (1932-1988) từng nhiều năm công tác tại bộ môn Văn học phương Tây, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong cuộc đời giảng dạy và nghiên cứu văn học của mình, một trong những công trình mà ông đã dành nhiều tâm sức biên soạn là Thần thoại Hy Lạp. Giáo sư Đỗ Đức Hiểu từng đánh giá:
“Trong khoảng năm mươi năm nữa, sẽ không có ai viết được quyển Thần thoại Hy Lạp hay như cuốn của anh Nguyễn Văn Khỏa”.
Thần thoại Hy Lạp, một di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp, từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy, hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh như thần thoại Hy Lạp, lại luôn luôn có mặt trong đời sống hàng ngày như thần thoại Hy Lạp.
Ngay trong thời cổ đại, thần thoại Hy Lạp đã “hóa thân” thành thần thoại La Mã. Sự chế biến này của nền văn hóa La Mã gần với nguyên mẫu như sao chép đến nỗi khoa thần thoại học hầu như không có sự phân biệt giữa những vị thần Hy Lạp được đổi tên Latinh với những vị thần Hy Lạp chính cống. Người ta vẫn thường dùng Jupiter (Latinh) đề chỉ Zeus (Hy Lạp), Vénus để chỉ Aphrodite, Minerve để chỉ Athéna, Mars để chỉ Ares và ngược lại.
Nói như thế không có nghĩa là thần thoại La Mã chỉ là sự chế biến lại thần thoại Hy Lạp. Thần thoại La Mã cũng có một số sự tích, truyền thuyết về vị thần này, thần khác mang tính chất riêng biệt của mình. Nhưng nhìn chung cái vốn thần thoại gọi là đích thực La Mã ấy không lấy gì làm phong phú, đáng được liệt hạng.
Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm nhiều truyện hay khác như: Đại Huyện Lệnh Tiểu Ngỗ Tác hoặc Người Bị Hại Luôn Tới Tìm Tôi
Tác giả Nguyễn Văn Khỏa (1932-1988) từng nhiều năm công tác tại bộ môn Văn học phương Tây, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong cuộc đời giảng dạy và nghiên cứu văn học của mình, một trong những công trình mà ông đã dành nhiều tâm sức biên soạn là Thần thoại Hy Lạp. Giáo sư Đỗ Đức Hiểu từng đánh giá:
“Trong khoảng năm mươi năm nữa, sẽ không có ai viết được quyển Thần thoại Hy Lạp hay như cuốn của anh Nguyễn Văn Khỏa”.
Thần thoại Hy Lạp, một di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp, từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy, hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh như thần thoại Hy Lạp, lại luôn luôn có mặt trong đời sống hàng ngày như thần thoại Hy Lạp.
Ngay trong thời cổ đại, thần thoại Hy Lạp đã “hóa thân” thành thần thoại La Mã. Sự chế biến này của nền văn hóa La Mã gần với nguyên mẫu như sao chép đến nỗi khoa thần thoại học hầu như không có sự phân biệt giữa những vị thần Hy Lạp được đổi tên Latinh với những vị thần Hy Lạp chính cống. Người ta vẫn thường dùng Jupiter (Latinh) đề chỉ Zeus (Hy Lạp), Vénus để chỉ Aphrodite, Minerve để chỉ Athéna, Mars để chỉ Ares và ngược lại.
Nói như thế không có nghĩa là thần thoại La Mã chỉ là sự chế biến lại thần thoại Hy Lạp. Thần thoại La Mã cũng có một số sự tích, truyền thuyết về vị thần này, thần khác mang tính chất riêng biệt của mình. Nhưng nhìn chung cái vốn thần thoại gọi là đích thực La Mã ấy không lấy gì làm phong phú, đáng được liệt hạng.
Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm nhiều truyện hay khác như: Đại Huyện Lệnh Tiểu Ngỗ Tác hoặc Người Bị Hại Luôn Tới Tìm Tôi