[Thập Niên 80] Sống Lại Phấn Đấu Làm Giàu
Sống Lại (2)
Thủy Tinh Phỉ Thúy Nhục
2024-09-25 08:56:45
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
"Không cần." Hai người em trai đồng loạt nói, cầm chặt lấy cái sọt đồng lòng đi đến bên chuồng bò, chẳng khác gì chả quan tâm lời Văn Thanh nói. Hai người sợ đột nhiên Văn Thanh không vui sẽ vứt hết sọt cỏ xanh này vào mương nước thì hỏng.
Văn Thanh muốn gọi Văn Lượng và Văn Bằng, nhưng rồi lại nghĩ đến cách xử sự thường này của mình. Cái này... hình tượng của cô không thể thay đổi một sớm một chiều trong mắt mọi người được.
Thế là cô cúi đầu xuống, nhìn chiếc váy hoa trong tay rồi nhìn chiếc thùng rác nhỏ trên bàn gỗ cho kim, chỉ, cái đề, những loại vải nhỏ đủ màu sắc. Bên ngoài thùng rác lại là chiếc kéo với giày cô vừa vứt đi lúc tức giận. Cô thực sự thích làm đẹp, trong thôn nhỏ này, mọi loại quần áo tốt nhất đều được thợ may may. Một là vì nó rẻ, tiện lợi, thứ hai là may kiểu này giúp tiết kiệm vải vóc, cũng có thể lót làm gối, làm áo gối, nhiều hơn nữa thì còn có thể làm chăn bông.
Tuy nhiên, trong thôn này có rất ít người biết may thật sự, họ đều tự học hỏi, mày mò mà biết, thậm chí còn có nhiều người tự may tay. Không cần nói cũng biết quần áo họ may ra lỗi mốt đến mức nào, đến nỗi mặc những bộ quần áo này vào người còn làm cho người ta lộ ra toàn bộ khuyết điểm.
Lúc người chú Hai của Văn Thanh còn sống, chú đã chi tiền cho Văn Thanh học may trong vòng nữa năm. Cô thông mình, học hỏi nhanh, lại rất thích thú với nghề này, thế là chưa đầy nửa năm, cô đã có thể làm ra những bộ trang phục còn đẹp hơn của người dạy. Cho nên toàn bộ những quần áo cô mặc đều là do cô tự làm.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này mọi người vẫn chưa thể chấp nhận, quần áo của cô quá mức hiện đại. Mỗi một khi cô mặc ra ngoài là người trong thôn luôn ở sau lưng cô chỉ trỏ, nói rằng cô diêm dúa, nói cô bị mù, nhưng cô cũng mặc kệ những lời đàm tiếu này, cứ mặc quần áo của mình thế thôi.
Lúc này, Văn Thanh dọn những đồ nghề này lại, đem vào trong nhà.
Còn ở trong chuồng bò, Văn Bằng lén nhìn Văn Thanh một chúc rồi hỏi: "Anh Hai, chị Cả thế này là thế nào?"
"Đừng để ý tới chị ấy, cứ để chị ấy giữ bộ dạng đó đi." Văn Lượng luôn không thích người chị không hiểu chuyện này của mình, lập tức bỏ cỏ câu vào chuồng bò, nửa mắt cũng không thèm nhìn Văn Thanh.
Còn về phần Văn Bằng, cậu nhỏ này là một người vô cùng tò mò, vừa rồi cậu thấy Văn Thanh khóc. Thực sự trước nay cậu ấy chưa hề thấy chị Văn Thanh khóc, trước giờ chị chưa bao giờ đánh thua ai, cho nên xưa nay không bao giờ chị khóc. Văn Bằng hướng đầu nhìn về phía túp lều.
Đúng lúc này, Văn Thanh đột nhiên đi từ trong nhà ra.
Văn Bằng giật nảy mình, vội vàng quay đầu lại, giả vờ đang bận bịu.
Văn Thanh lại lau nước mắt, ngẩng đầu nhìn ánh trời, lúc này đã buổi trưa. Cả nhà cũng chưa ai được ăn cơm cả, hẳn đều đói cả rồi. Nghĩ vậy rồi cô bước vào bếp.
"Anh Hai, chị Cả vào bếp làm gì kìa?" Văn Bằng lại hỏi.
Văn Lượng quay đầu về sau liếc trộm nhìn một chút, cậu ấy hừ một tiếng: "Quỷ chết đói đầu thai đấy." Sau đó, cậu nhìn lại rồi nói: "Văn Bằng, anh đi ra ruộng gọi mẹ, em có đi không?"
Văn Lượng ném cái sọt xuống đất, ôm lấy cỏ xanh bỏ vào máng bò. Cậu ấy đặt sâu vào trong máng, để bò tự ăn rồi vỗ tay một cái, ra ngoài sân.
"Anh Hai, anh đợi em một chút, em đi chung với anh." Văn Bằng chạy đến đuổi kịp Băn Lượng, cậu không muốn ở nhà một mình với bà chị gái kia đâu.
"Không cần." Hai người em trai đồng loạt nói, cầm chặt lấy cái sọt đồng lòng đi đến bên chuồng bò, chẳng khác gì chả quan tâm lời Văn Thanh nói. Hai người sợ đột nhiên Văn Thanh không vui sẽ vứt hết sọt cỏ xanh này vào mương nước thì hỏng.
Văn Thanh muốn gọi Văn Lượng và Văn Bằng, nhưng rồi lại nghĩ đến cách xử sự thường này của mình. Cái này... hình tượng của cô không thể thay đổi một sớm một chiều trong mắt mọi người được.
Thế là cô cúi đầu xuống, nhìn chiếc váy hoa trong tay rồi nhìn chiếc thùng rác nhỏ trên bàn gỗ cho kim, chỉ, cái đề, những loại vải nhỏ đủ màu sắc. Bên ngoài thùng rác lại là chiếc kéo với giày cô vừa vứt đi lúc tức giận. Cô thực sự thích làm đẹp, trong thôn nhỏ này, mọi loại quần áo tốt nhất đều được thợ may may. Một là vì nó rẻ, tiện lợi, thứ hai là may kiểu này giúp tiết kiệm vải vóc, cũng có thể lót làm gối, làm áo gối, nhiều hơn nữa thì còn có thể làm chăn bông.
Tuy nhiên, trong thôn này có rất ít người biết may thật sự, họ đều tự học hỏi, mày mò mà biết, thậm chí còn có nhiều người tự may tay. Không cần nói cũng biết quần áo họ may ra lỗi mốt đến mức nào, đến nỗi mặc những bộ quần áo này vào người còn làm cho người ta lộ ra toàn bộ khuyết điểm.
Lúc người chú Hai của Văn Thanh còn sống, chú đã chi tiền cho Văn Thanh học may trong vòng nữa năm. Cô thông mình, học hỏi nhanh, lại rất thích thú với nghề này, thế là chưa đầy nửa năm, cô đã có thể làm ra những bộ trang phục còn đẹp hơn của người dạy. Cho nên toàn bộ những quần áo cô mặc đều là do cô tự làm.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này mọi người vẫn chưa thể chấp nhận, quần áo của cô quá mức hiện đại. Mỗi một khi cô mặc ra ngoài là người trong thôn luôn ở sau lưng cô chỉ trỏ, nói rằng cô diêm dúa, nói cô bị mù, nhưng cô cũng mặc kệ những lời đàm tiếu này, cứ mặc quần áo của mình thế thôi.
Lúc này, Văn Thanh dọn những đồ nghề này lại, đem vào trong nhà.
Còn ở trong chuồng bò, Văn Bằng lén nhìn Văn Thanh một chúc rồi hỏi: "Anh Hai, chị Cả thế này là thế nào?"
"Đừng để ý tới chị ấy, cứ để chị ấy giữ bộ dạng đó đi." Văn Lượng luôn không thích người chị không hiểu chuyện này của mình, lập tức bỏ cỏ câu vào chuồng bò, nửa mắt cũng không thèm nhìn Văn Thanh.
Còn về phần Văn Bằng, cậu nhỏ này là một người vô cùng tò mò, vừa rồi cậu thấy Văn Thanh khóc. Thực sự trước nay cậu ấy chưa hề thấy chị Văn Thanh khóc, trước giờ chị chưa bao giờ đánh thua ai, cho nên xưa nay không bao giờ chị khóc. Văn Bằng hướng đầu nhìn về phía túp lều.
Đúng lúc này, Văn Thanh đột nhiên đi từ trong nhà ra.
Văn Bằng giật nảy mình, vội vàng quay đầu lại, giả vờ đang bận bịu.
Văn Thanh lại lau nước mắt, ngẩng đầu nhìn ánh trời, lúc này đã buổi trưa. Cả nhà cũng chưa ai được ăn cơm cả, hẳn đều đói cả rồi. Nghĩ vậy rồi cô bước vào bếp.
"Anh Hai, chị Cả vào bếp làm gì kìa?" Văn Bằng lại hỏi.
Văn Lượng quay đầu về sau liếc trộm nhìn một chút, cậu ấy hừ một tiếng: "Quỷ chết đói đầu thai đấy." Sau đó, cậu nhìn lại rồi nói: "Văn Bằng, anh đi ra ruộng gọi mẹ, em có đi không?"
Văn Lượng ném cái sọt xuống đất, ôm lấy cỏ xanh bỏ vào máng bò. Cậu ấy đặt sâu vào trong máng, để bò tự ăn rồi vỗ tay một cái, ra ngoài sân.
"Anh Hai, anh đợi em một chút, em đi chung với anh." Văn Bằng chạy đến đuổi kịp Băn Lượng, cậu không muốn ở nhà một mình với bà chị gái kia đâu.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro