Kiếp trước, kiếp này
Trường Câu Lạc Nguyệt
2024-07-21 21:43:54
Editor: Greeny
Beta: Q. Er
_______________
Khương Thanh Uyển không ngờ mình có thể sống thêm lần nữa.
Nàng là nữ nhi của phú thương ở Vân Châu, từ nhỏ lớn lên trong nhung lụa. Đến tuổi cập kê, nàng vui vẻ ở bên sĩ tử bần hàn Thôi Quý Lăng, mặc cho phụ thân phản đối, nàng nhất quyết gả cho hắn.
Sau khi thành hôn, hai người vô cùng ân ái, nhưng phu thê nghèo nàn kèm theo trăm sự đau thương, cộng thêm không thể hòa hợp với trượng mẫu (mẹ chồng) và muội phu (em chồng), thời gian trôi qua, họ dần nảy sinh mâu thuẫn.
Về sau, Thôi Quý Lăng không thi đỗ tú tài, được bằng hữu tốt tiến cử nên cả gia đình chuyển đến Cam Châu góp sức cho Ninh vương. Ninh vương cũng coi trọng hắn, dần dần ngồi vào vị trí trưởng sử của Vương phủ.
Trượng mẫu luôn cảm thấy nàng là nữ nhi gia đình thương nhân mà muốn bám vào nhi tử của bà, hiện tại Thôi Quý Lăng đã làm quan Ngũ phẩm nên bà càng khinh rẻ nàng, hằng ngày chưa từng cho nàng sắc mặt tốt. Muội phu cũng châm ngòi ly gián, tình cảnh của Khương Thanh Uyển tại Thôi gia vô cùng gian nan.
Nếu chỉ như vậy thì không sao, nàng thật tâm yêu thương Thôi Quý Lăng, vì hắn, những chuyện này nàng có thể chịu đựng. Nhưng không ngờ hắn lại có tình ý với bằng hữu tốt nhất của nàng, hai người còn lén lút có con. Thậm chí, để đạt được quyền thế, hắn coi nàng là cống phẩm dâng tặng cho tên Hoàng đế hoang dâm vô độ.
Vào ngày nhập cung, lão Hoàng đế thấy nàng xinh đẹp nên chỉ thị nàng lập tức thị tẩm. Nàng không đồng ý, ra sức vùng vẫy khiến mu bàn tay Hoàng đế bị thương, lão giận dữ sai người đánh nàng hai mươi trượng, sau đó đày nàng vào Hoán Y Cục.
Thời gian ở Hoán Y Cục vô cùng khó khăn, mùa đông khắc nghiệt, nước đóng thành băng, nàng phải giặt giũ y phục cho các vị chủ tử khiến đôi tay nàng đông cứng đỏ bừng, kèm theo những vết nứt rất dài trên da, mỗi lần phát tác đều ngứa không chịu nổi, cả đêm ngủ không yên.
Hai năm sau, nàng tình cờ nghe mọi người đồn rằng Ninh vương tạo phản. Hắn có một mưu sĩ rất khó lường cầm binh, đừng nói bày mưu lập kế, người này chiến đấu anh dũng, chưa bại trận nào. Đến Ninh Vương cũng khen người này là văn võ song toàn, kỳ sĩ của thời đại.
Người này tên Thôi Quý Lăng.
Khương Thanh Uyển lạnh lùng cười.
Thôi Quý Lăng có phải kỳ sĩ của thời đại hay không nàng không biết, nhưng nàng biết rõ hắn rất ngoan độc. Vì quyền thế, ngay cả thê tử cũng có thể chắp tay dâng cho người khác. Chuyện như vậy, trên thế gian có bao nhiều người làm được?
Lại một năm trôi qua, tất cả mọi người đều nói Ninh vương thành công đoạt đất, hiếm khi thất thủ. Nếu tiếp tục như vậy, chỉ sợ không lâu sau sẽ đánh tới kinh thành.
Trong thâm cung, mọi người bắt đầu rục rịch vùng dậy.
Đến ngày hai mươi chín tháng chạp, phản quân vào cung. Vì mọi người xung quanh đưa đẩy, Khương Thanh Uyển bất đắc dĩ chạy khỏi Hoán Y Cục.
Vừa ra khỏi cửa, nàng chứng kiến rất nhiều phản quân đang chém giết cung nhân. Tròng mắt bọn họ đều đỏ thẫm, trong tay họ cầm đao dính vết máu đỏ tươi, cả đám bọn họ giống như ác quỷ bò lên từ địa ngục, thấy người liền giết.
Trong hỗn loạn, Khương Thanh Uyển nghe ai đó hô một tiếng, lập tức hiểu ra người dẫn binh đưa phản quân tiến vào cung là Thôi Quý Lăng.
Nàng chết trân tại chỗ, sau đó trong lòng có chút phẫn nộ.
Đúng lúc này, nàng thấy có một binh lính nâng đao chuẩn bị chém vào nàng, nhưng nàng không hề sợ hãi, chỉ chạy nhanh vài bước, nghiêng người về cái hồ phía trước rồi nhảy xuống.
Trời rất lạnh, còn có bông tuyết bay bay, nước trong hồ lạnh như băng, rét đến thấu xương, cả người nàng muốn đông cứng lại.
Nàng không giãy dụa, chỉ bình tĩnh để mặc bản thân chìm xuống đáy hồ.
Nàng thà tình nguyện tìm đến cái chết cũng không để Thôi Quý Lăng cầm đầu những phản quân này giết nàng.
Cứ như vậy, nàng và người kia không có bất cứ liên quan nào.
*
Ngày xuân tháng ba se se lạnh, rõ ràng buổi sáng vẫn có ánh nắng ôn hòa, nhưng lại mang theo cái lạnh đến rùng mình.
Trong quán trọ ở phủ Thái Nguyên, nha hoàn Cẩm Bình đang an ủi chủ mẫu Diêu thị.
Các nàng là người của Tân Xương Bá ở Khương gia, họ theo lão thái thái đi kinh thành. Hôm kia, khi mọi người đang đỗ xe nghỉ ngơi ở vùng ngoại ô, tiểu thư ham chơi ra suối bắt cá, không cẩn thận bị ngã xuống nước. Mặc dù nàng được nha hoàn theo hầu lập tức kéo lên, nhưng cuối cùng vẫn kinh sợ, y phục ướt đẫm, ngay đêm đó liền sốt cao.
Lão thái thái ra lệnh cho mọi người ở lại quán trọ phủ Thái Nguyên. Hai hôm nay đã thỉnh đại phu kê thuốc, nhưng tiểu thư vẫn hôn mê, chưa hề tỉnh lại.
Diêu thị chỉ có một nữ nhi, đương nhiên quý nàng còn hơn mạng sống của mình. Bây giờ, bà nhìn nữ nhi nằm trên giường, khuôn mặt nhỏ nhắn đỏ bừng, bà ngăn không được, khóc nấc lên.
"Vài năm trước, ca ca của nó cũng rơi xuống nước, sốt cao vài ngày, sau đó không qua khỏi. Không lẽ hôm nay Uyển Uyển muốn đi theo con đường của ca ca nó ư? Trời ạ, như vậy thì ta biết sống thế nào? Ta phải đi cùng với nó, hai mẹ con xuống dưới còn có người bầu bạn."
Chưa dứt lời, chợt nghe ngoài cửa có giọng nói uy nghiêm truyền tới: "Con đang nói nhảm gì vậy? Họa từ miệng mà ra đấy! Muốn nguyền rủa Uyển Nhi sao?"
Diêu thị nghe xong, vội vàng từ giường đứng dậy, cúi đầu gọi một tiếng: "Mẫu thân."
Khương lão thái thái đã hơn sáu mươi tuổi, bà sợ lạnh, bây giờ đang mặc trên người y phục đỏ tím có tám hình tròn giao nhau, khoác áo lông cừu hoa văn. Bà được nha hoàn Đào Diệp dìu vào phòng, ngồi xuống giường, bà đưa tay chạm vào trán tiểu cô nương đang nằm trên giường.
Nóng hầm hập.
Khương lão thái thái nhíu mày, xoay người hỏi Diêu thị: "Đơn thuốc đại phu kê đã sắc cho Uyển Nhi uống chưa?"
Diêu thị vội trả lời: "Đã uống rồi. Nhưng một chút khả quan cũng không có, bây giờ còn nóng hơn lúc trước."
Nói xong, không kìm nổi, bà bắt đầu rơi lệ. Vì sợ lão thái thái trách cứ nên mau chóng cầm khăn lau.
"Buổi tối sẽ nóng hơn ban ngày một chút đấy." Liếc mắt thấy Diêu thị cầm khăn lau nước mắt, Khương lão thái thái có chút không vui, nói với bà: "Không phải ta trách con, nhưng con đúng là chút ít kinh hãi cũng không chịu được. Làm gì có đứa trẻ nào chưa từng sinh bệnh? Bị bệnh thì gọi đại phu qua xem xét, uống vài thang thuốc là được rồi, có gì đâu mà làm lớn chuyện? Con khóc thì nó có thể khá lên sao? Nếu quả thật đại phu nói trị không khỏi, đó cũng là mạng của nó, con khóc cũng vô dụng."
Những lời này rất có lý, nhưng vô cùng thiếu cảm xúc. Từ đó cho thấy tình cảm của vị nội tổ mẫu này đối với tôn nữ không mấy sâu đậm.
Lúc nãy Diêu thị vì thương tâm mà khóc, bây giờ bà càng chua xót rớt nước mắt. Nhưng bà chưa từng phản bác mọi người, huống chi đây là trượng mẫu của bà. Thế nên bà chỉ có thể chịu đựng đau khổ, ngoan ngoãn đáp: "Mẫu thân dạy bảo rất đúng."
Khương lão thái thái nhẹ gật đầu, sau đó nhìn sang Cẩm Bình, sắc mặt lạnh lẽo: "Ngươi hầu hạ tiểu thư thế nào vậy? Bảo ngươi đưa tiểu thư đi giải khuây, sao lại để nó rớt xuống nước?"
Trong lòng Cẩm Bình thầm kêu khổ, vội vàng quỳ xuống giải thích: "Lão thái thái, người biết đấy, tiểu thư nhà chúng ta rất ham chơi. Hôm đó, nô tỳ nghe lời người đưa tiểu thư đi giải khuây, nàng chạy nhanh ở phía trước, nô tỳ đuổi theo không kịp. Đến lúc nô tỳ chạy tới nơi nàng đã đứng lên một tảng đá trên dòng suối, nói muốn bắt cá. Nô tỳ định chạy qua kéo nàng về, nhưng tảng đá trơn trượt, tiểu thư lại mang giày thêu, vì vậy nô tỳ chưa kịp chạy qua tiểu thư đã rơi xuống nước."
Chưa nói dứt lời, Khương lão thái thái đã tức giận quát bảo nàng ngưng lại: "Ngươi còn dám mạnh miệng?"
Cẩm Bình lập tức hạ thấp giọng, gục đầu để trán chạm đất: "Nô tỳ không dám."
Lão thái thái là người cố chấp, không ai dám chống đối bà. Tại sao khi nãy nàng lại sốt ruột mà quên mất chuyện này chứ?
Nhưng trong lòng vẫn cảm thấy uất ức.
Lão gia và Mạnh di nương ở kinh thành sống trong nhung lụa, nha hoàn và vú già xếp thành hàng, mấy năm nay, họ năm lần bảy lượt mời lão thái thái đến đó, nhưng lão thái thái nói sống cuộc sống nông thôn ở Cam Châu đã quen, không muốn đi kinh thành. Còn muốn phu nhân và tiểu thư ở Cam Châu sống bình dân với bà, nói rằng thay lão gia tận hiếu. Nếu không phải hai tháng trước, một vị hoàng tử tiền triều ở vùng lân cận Cam Châu quấn lấy đám loạn thần tặc tử, lão thái thái lo lắng Cam Châu sẽ có bất ổn, náo động thì cũng không đưa phu nhân và tiểu thư đi Thượng Kinh.
Đương nhiên Cam Châu không thể so với kinh thành, nha hoàn trong nhà chỉ có hai người, Đào Diệp và nàng. Đào Diệp luôn chăm sóc lão thái thái, còn nàng phải hầu hạ Diêu thị và chăm sóc tiểu thư. Tính tình tiểu thư ngang bướng, kiêu căng, ai nói cũng không nghe, rất khó chăm sóc.
Nhưng chờ khi đến kinh thành, tiểu thư là nữ nhi duy nhất của lão gia và phu nhân, vì vậy nhất định sẽ có nha hoàn hầu hạ, đến lúc đó nàng có thể thoát khỏi kiếp khổ sai này, tâm tình Cẩm Bình cũng tốt hơn một chút.
Đương nhiên trong lòng Khương lão thái thái hiểu rõ tôn nữ nhà mình có đức hạnh thế nào. Bà thích một đứa trẻ dịu dàng, ngoan ngoãn, biết nghe lời, không thích kẻ bướng bỉnh, kiêu căng. Uyển Nhi cũng hiểu điều này, vì vậy nàng không thể gần gũi với nội tổ mẫu.
Nhưng nàng cũng không thân thiết với mẫu thân, rất ghét bỏ mẫu thân nàng vì không có chuyện gì mẫu thân cũng khóc, còn đổ lỗi cho phụ thân nàng, giống như một oán phụ vậy. Sách không đọc, nữ công không học, mỗi ngày đều rong chơi với những hài tử khác ở bên ngoài, đâu có điểm nào giống cô nương của gia đình giàu có.
Nghĩ tới đây, sự lo lắng trong lòng Khương lão thái thái lập tức biến mất.
Bà liếc tiểu cô nương vẫn nhắm chặt mắt trên giường, thuận tay chống mép giường đứng lên. Đào Diệp đứng bên cạnh thấy thế, vội bước tới vịn tay bà.
"Con ở lại chăm sóc Uyển Nhi. Nếu nó tỉnh thì kêu người tới báo ta một tiếng." Khương lão thái thái dặn dò Diêu thị.
Diêu thị trả lời: "Nhi tức (con dâu) nghe rõ."
Bà và Cẩm Bình cùng đưa lão thái thái ra ngoài, khi thấy lão thái thái đi vào phòng bên cạnh, Diêu thị mới xoay người trở về.
Chợt trông thấy tiểu cô nương trên giường tỉnh lại từ lúc nào, đôi mắt đen láy, tĩnh lặng như nước nhìn bà.
Beta: Q. Er
_______________
Khương Thanh Uyển không ngờ mình có thể sống thêm lần nữa.
Nàng là nữ nhi của phú thương ở Vân Châu, từ nhỏ lớn lên trong nhung lụa. Đến tuổi cập kê, nàng vui vẻ ở bên sĩ tử bần hàn Thôi Quý Lăng, mặc cho phụ thân phản đối, nàng nhất quyết gả cho hắn.
Sau khi thành hôn, hai người vô cùng ân ái, nhưng phu thê nghèo nàn kèm theo trăm sự đau thương, cộng thêm không thể hòa hợp với trượng mẫu (mẹ chồng) và muội phu (em chồng), thời gian trôi qua, họ dần nảy sinh mâu thuẫn.
Về sau, Thôi Quý Lăng không thi đỗ tú tài, được bằng hữu tốt tiến cử nên cả gia đình chuyển đến Cam Châu góp sức cho Ninh vương. Ninh vương cũng coi trọng hắn, dần dần ngồi vào vị trí trưởng sử của Vương phủ.
Trượng mẫu luôn cảm thấy nàng là nữ nhi gia đình thương nhân mà muốn bám vào nhi tử của bà, hiện tại Thôi Quý Lăng đã làm quan Ngũ phẩm nên bà càng khinh rẻ nàng, hằng ngày chưa từng cho nàng sắc mặt tốt. Muội phu cũng châm ngòi ly gián, tình cảnh của Khương Thanh Uyển tại Thôi gia vô cùng gian nan.
Nếu chỉ như vậy thì không sao, nàng thật tâm yêu thương Thôi Quý Lăng, vì hắn, những chuyện này nàng có thể chịu đựng. Nhưng không ngờ hắn lại có tình ý với bằng hữu tốt nhất của nàng, hai người còn lén lút có con. Thậm chí, để đạt được quyền thế, hắn coi nàng là cống phẩm dâng tặng cho tên Hoàng đế hoang dâm vô độ.
Vào ngày nhập cung, lão Hoàng đế thấy nàng xinh đẹp nên chỉ thị nàng lập tức thị tẩm. Nàng không đồng ý, ra sức vùng vẫy khiến mu bàn tay Hoàng đế bị thương, lão giận dữ sai người đánh nàng hai mươi trượng, sau đó đày nàng vào Hoán Y Cục.
Thời gian ở Hoán Y Cục vô cùng khó khăn, mùa đông khắc nghiệt, nước đóng thành băng, nàng phải giặt giũ y phục cho các vị chủ tử khiến đôi tay nàng đông cứng đỏ bừng, kèm theo những vết nứt rất dài trên da, mỗi lần phát tác đều ngứa không chịu nổi, cả đêm ngủ không yên.
Hai năm sau, nàng tình cờ nghe mọi người đồn rằng Ninh vương tạo phản. Hắn có một mưu sĩ rất khó lường cầm binh, đừng nói bày mưu lập kế, người này chiến đấu anh dũng, chưa bại trận nào. Đến Ninh Vương cũng khen người này là văn võ song toàn, kỳ sĩ của thời đại.
Người này tên Thôi Quý Lăng.
Khương Thanh Uyển lạnh lùng cười.
Thôi Quý Lăng có phải kỳ sĩ của thời đại hay không nàng không biết, nhưng nàng biết rõ hắn rất ngoan độc. Vì quyền thế, ngay cả thê tử cũng có thể chắp tay dâng cho người khác. Chuyện như vậy, trên thế gian có bao nhiều người làm được?
Lại một năm trôi qua, tất cả mọi người đều nói Ninh vương thành công đoạt đất, hiếm khi thất thủ. Nếu tiếp tục như vậy, chỉ sợ không lâu sau sẽ đánh tới kinh thành.
Trong thâm cung, mọi người bắt đầu rục rịch vùng dậy.
Đến ngày hai mươi chín tháng chạp, phản quân vào cung. Vì mọi người xung quanh đưa đẩy, Khương Thanh Uyển bất đắc dĩ chạy khỏi Hoán Y Cục.
Vừa ra khỏi cửa, nàng chứng kiến rất nhiều phản quân đang chém giết cung nhân. Tròng mắt bọn họ đều đỏ thẫm, trong tay họ cầm đao dính vết máu đỏ tươi, cả đám bọn họ giống như ác quỷ bò lên từ địa ngục, thấy người liền giết.
Trong hỗn loạn, Khương Thanh Uyển nghe ai đó hô một tiếng, lập tức hiểu ra người dẫn binh đưa phản quân tiến vào cung là Thôi Quý Lăng.
Nàng chết trân tại chỗ, sau đó trong lòng có chút phẫn nộ.
Đúng lúc này, nàng thấy có một binh lính nâng đao chuẩn bị chém vào nàng, nhưng nàng không hề sợ hãi, chỉ chạy nhanh vài bước, nghiêng người về cái hồ phía trước rồi nhảy xuống.
Trời rất lạnh, còn có bông tuyết bay bay, nước trong hồ lạnh như băng, rét đến thấu xương, cả người nàng muốn đông cứng lại.
Nàng không giãy dụa, chỉ bình tĩnh để mặc bản thân chìm xuống đáy hồ.
Nàng thà tình nguyện tìm đến cái chết cũng không để Thôi Quý Lăng cầm đầu những phản quân này giết nàng.
Cứ như vậy, nàng và người kia không có bất cứ liên quan nào.
*
Ngày xuân tháng ba se se lạnh, rõ ràng buổi sáng vẫn có ánh nắng ôn hòa, nhưng lại mang theo cái lạnh đến rùng mình.
Trong quán trọ ở phủ Thái Nguyên, nha hoàn Cẩm Bình đang an ủi chủ mẫu Diêu thị.
Các nàng là người của Tân Xương Bá ở Khương gia, họ theo lão thái thái đi kinh thành. Hôm kia, khi mọi người đang đỗ xe nghỉ ngơi ở vùng ngoại ô, tiểu thư ham chơi ra suối bắt cá, không cẩn thận bị ngã xuống nước. Mặc dù nàng được nha hoàn theo hầu lập tức kéo lên, nhưng cuối cùng vẫn kinh sợ, y phục ướt đẫm, ngay đêm đó liền sốt cao.
Lão thái thái ra lệnh cho mọi người ở lại quán trọ phủ Thái Nguyên. Hai hôm nay đã thỉnh đại phu kê thuốc, nhưng tiểu thư vẫn hôn mê, chưa hề tỉnh lại.
Diêu thị chỉ có một nữ nhi, đương nhiên quý nàng còn hơn mạng sống của mình. Bây giờ, bà nhìn nữ nhi nằm trên giường, khuôn mặt nhỏ nhắn đỏ bừng, bà ngăn không được, khóc nấc lên.
"Vài năm trước, ca ca của nó cũng rơi xuống nước, sốt cao vài ngày, sau đó không qua khỏi. Không lẽ hôm nay Uyển Uyển muốn đi theo con đường của ca ca nó ư? Trời ạ, như vậy thì ta biết sống thế nào? Ta phải đi cùng với nó, hai mẹ con xuống dưới còn có người bầu bạn."
Chưa dứt lời, chợt nghe ngoài cửa có giọng nói uy nghiêm truyền tới: "Con đang nói nhảm gì vậy? Họa từ miệng mà ra đấy! Muốn nguyền rủa Uyển Nhi sao?"
Diêu thị nghe xong, vội vàng từ giường đứng dậy, cúi đầu gọi một tiếng: "Mẫu thân."
Khương lão thái thái đã hơn sáu mươi tuổi, bà sợ lạnh, bây giờ đang mặc trên người y phục đỏ tím có tám hình tròn giao nhau, khoác áo lông cừu hoa văn. Bà được nha hoàn Đào Diệp dìu vào phòng, ngồi xuống giường, bà đưa tay chạm vào trán tiểu cô nương đang nằm trên giường.
Nóng hầm hập.
Khương lão thái thái nhíu mày, xoay người hỏi Diêu thị: "Đơn thuốc đại phu kê đã sắc cho Uyển Nhi uống chưa?"
Diêu thị vội trả lời: "Đã uống rồi. Nhưng một chút khả quan cũng không có, bây giờ còn nóng hơn lúc trước."
Nói xong, không kìm nổi, bà bắt đầu rơi lệ. Vì sợ lão thái thái trách cứ nên mau chóng cầm khăn lau.
"Buổi tối sẽ nóng hơn ban ngày một chút đấy." Liếc mắt thấy Diêu thị cầm khăn lau nước mắt, Khương lão thái thái có chút không vui, nói với bà: "Không phải ta trách con, nhưng con đúng là chút ít kinh hãi cũng không chịu được. Làm gì có đứa trẻ nào chưa từng sinh bệnh? Bị bệnh thì gọi đại phu qua xem xét, uống vài thang thuốc là được rồi, có gì đâu mà làm lớn chuyện? Con khóc thì nó có thể khá lên sao? Nếu quả thật đại phu nói trị không khỏi, đó cũng là mạng của nó, con khóc cũng vô dụng."
Những lời này rất có lý, nhưng vô cùng thiếu cảm xúc. Từ đó cho thấy tình cảm của vị nội tổ mẫu này đối với tôn nữ không mấy sâu đậm.
Lúc nãy Diêu thị vì thương tâm mà khóc, bây giờ bà càng chua xót rớt nước mắt. Nhưng bà chưa từng phản bác mọi người, huống chi đây là trượng mẫu của bà. Thế nên bà chỉ có thể chịu đựng đau khổ, ngoan ngoãn đáp: "Mẫu thân dạy bảo rất đúng."
Khương lão thái thái nhẹ gật đầu, sau đó nhìn sang Cẩm Bình, sắc mặt lạnh lẽo: "Ngươi hầu hạ tiểu thư thế nào vậy? Bảo ngươi đưa tiểu thư đi giải khuây, sao lại để nó rớt xuống nước?"
Trong lòng Cẩm Bình thầm kêu khổ, vội vàng quỳ xuống giải thích: "Lão thái thái, người biết đấy, tiểu thư nhà chúng ta rất ham chơi. Hôm đó, nô tỳ nghe lời người đưa tiểu thư đi giải khuây, nàng chạy nhanh ở phía trước, nô tỳ đuổi theo không kịp. Đến lúc nô tỳ chạy tới nơi nàng đã đứng lên một tảng đá trên dòng suối, nói muốn bắt cá. Nô tỳ định chạy qua kéo nàng về, nhưng tảng đá trơn trượt, tiểu thư lại mang giày thêu, vì vậy nô tỳ chưa kịp chạy qua tiểu thư đã rơi xuống nước."
Chưa nói dứt lời, Khương lão thái thái đã tức giận quát bảo nàng ngưng lại: "Ngươi còn dám mạnh miệng?"
Cẩm Bình lập tức hạ thấp giọng, gục đầu để trán chạm đất: "Nô tỳ không dám."
Lão thái thái là người cố chấp, không ai dám chống đối bà. Tại sao khi nãy nàng lại sốt ruột mà quên mất chuyện này chứ?
Nhưng trong lòng vẫn cảm thấy uất ức.
Lão gia và Mạnh di nương ở kinh thành sống trong nhung lụa, nha hoàn và vú già xếp thành hàng, mấy năm nay, họ năm lần bảy lượt mời lão thái thái đến đó, nhưng lão thái thái nói sống cuộc sống nông thôn ở Cam Châu đã quen, không muốn đi kinh thành. Còn muốn phu nhân và tiểu thư ở Cam Châu sống bình dân với bà, nói rằng thay lão gia tận hiếu. Nếu không phải hai tháng trước, một vị hoàng tử tiền triều ở vùng lân cận Cam Châu quấn lấy đám loạn thần tặc tử, lão thái thái lo lắng Cam Châu sẽ có bất ổn, náo động thì cũng không đưa phu nhân và tiểu thư đi Thượng Kinh.
Đương nhiên Cam Châu không thể so với kinh thành, nha hoàn trong nhà chỉ có hai người, Đào Diệp và nàng. Đào Diệp luôn chăm sóc lão thái thái, còn nàng phải hầu hạ Diêu thị và chăm sóc tiểu thư. Tính tình tiểu thư ngang bướng, kiêu căng, ai nói cũng không nghe, rất khó chăm sóc.
Nhưng chờ khi đến kinh thành, tiểu thư là nữ nhi duy nhất của lão gia và phu nhân, vì vậy nhất định sẽ có nha hoàn hầu hạ, đến lúc đó nàng có thể thoát khỏi kiếp khổ sai này, tâm tình Cẩm Bình cũng tốt hơn một chút.
Đương nhiên trong lòng Khương lão thái thái hiểu rõ tôn nữ nhà mình có đức hạnh thế nào. Bà thích một đứa trẻ dịu dàng, ngoan ngoãn, biết nghe lời, không thích kẻ bướng bỉnh, kiêu căng. Uyển Nhi cũng hiểu điều này, vì vậy nàng không thể gần gũi với nội tổ mẫu.
Nhưng nàng cũng không thân thiết với mẫu thân, rất ghét bỏ mẫu thân nàng vì không có chuyện gì mẫu thân cũng khóc, còn đổ lỗi cho phụ thân nàng, giống như một oán phụ vậy. Sách không đọc, nữ công không học, mỗi ngày đều rong chơi với những hài tử khác ở bên ngoài, đâu có điểm nào giống cô nương của gia đình giàu có.
Nghĩ tới đây, sự lo lắng trong lòng Khương lão thái thái lập tức biến mất.
Bà liếc tiểu cô nương vẫn nhắm chặt mắt trên giường, thuận tay chống mép giường đứng lên. Đào Diệp đứng bên cạnh thấy thế, vội bước tới vịn tay bà.
"Con ở lại chăm sóc Uyển Nhi. Nếu nó tỉnh thì kêu người tới báo ta một tiếng." Khương lão thái thái dặn dò Diêu thị.
Diêu thị trả lời: "Nhi tức (con dâu) nghe rõ."
Bà và Cẩm Bình cùng đưa lão thái thái ra ngoài, khi thấy lão thái thái đi vào phòng bên cạnh, Diêu thị mới xoay người trở về.
Chợt trông thấy tiểu cô nương trên giường tỉnh lại từ lúc nào, đôi mắt đen láy, tĩnh lặng như nước nhìn bà.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro