Chương 1
2024-11-05 09:03:22
Năm ấy, nạn đói hoành hành, vì gia đình, ta đành bán mình vào thanh lâu.
Muội muội cõng theo rau củ khô đến thăm ta.
Vì có một vị khách ưa thích những cô nương trẻ tuổi, nên mụ Tú Bà liền dùng lời ngon tiếng ngọt dụ dỗ.
Muội muội ta tin lời mụ, nằng nặc không chịu về mà nói: “Tỷ tỷ,muội cũng muốn ngày ngày được mặc lụa là, bữa nào cũng được ăn ngon!"
Ta không đồng ý, lấy số bạc mình dành dụm được, nhờ người cùng làng đưa muội ấy về quê.
Từ đó về sau, ta không còn nhận được tin tức gì từ gia đình nữa.
Năm năm sau, khi nhan sắc tàn phai, ta thuyết phục một người buôn vải chuộc ta ra khỏi thanh lâu, làm mẹ kế của hai đứa con của hắn.
Nào ngờ đâu, muội muội ta lại tìm đến.
Hai tỷ muội ta có bảy tám phần giống nhau, nhưng muội ấy xinh đẹp, yêu kiều hơn ta rất nhiều, lại khéo ăn nói, giỏi lấy lòng người.
Sau khi muội ấy đến, chưa đầy ba ngày, thanh lâu đã tấp nập khách khứa ra vào.
Tên buôn vải thuê kiệu đến cửa đón ta, muội muội ta lại quyến rũ ngoắc tay với hắn.
Hắn ta chỉ ngẩn người một chút, liền dâng lên số bạc chuộc ta.
Mụ Tú Bà chặn cửa, cân bạc, tám mươi lượng, chất lượng, trọng lượng đều đủ cả. Ngọc Kiều Nhi, muội muội ruột của ta, khoác tay tên buôn vải, thướt tha bước vào cửa.
Ta ngây người đứng trước kiệu. Trong đó còn có ba mươi lăm lượng bạc của ta.
Nhưng trước khi chuộc thân, chỉ cần mụ tú bà nhìn thấy bạc, thì tất cả đều là của mụ.
Phía sau, người phu kiệu khó xử lên tiếng: "Cô nương, làm phiền cô tránh đường một chút, chúng tôi còn phải đi nơi khác làm ăn ."
Kiệu đã đi rồi, mụ tú bà nháy mắt ra hiệu cho tên tiểu đồng canh cửa.
Tên tiểu đồng len lén phẩy tay với ta. Ta hiểu ý hắn, giờ phút này tuy đã đứng ngoài cửa, nhưng không thể nào chạy trốn.
Con chó ngao Tây Vực của Yến Hồng Lâu, thường ngày được cho ăn thịt sống, hung dữ khát máu, không phải nuôi để làm cảnh.
Một kỹ nữ sa cơ thất thế, nếu bị chó cắn chết, vừa hay có thể dằn mặt những kẻ khác.
Tay xách bọc đồ đơn bạc, ta ngoan ngoãn quay trở vào, đi vào căn phòng tối tăm, chật hẹp.
Có lẽ cả đời này ta cũng không thể bước ra khỏi đây. Ngọc Kiều Nhi là hoa khôi, chiếm giữ căn phòng xa hoa nhất trong lầu.
Nhưng tối nay, muội ấy cố ý sai bảo tiểu đồng dọn dẹp căn phòng bên cạnh ta. Mấy gian phòng này nằm ở nơi khuất ánh sáng, được xây cất sơ sài, vách ngăn rất mỏng.
Một chút động tĩnh đều nghe rõ mồn một. Ta ôm gối ngồi, bên tai văng vẳng tiếng nữ nhân rên rỉ, tiếng nam nhân gầm gừ.
Năm năm rồi mà ta vẫn không quen với thứ âm thanh dâm loạn này. May mà trong bụng chỉ có chút nước trà, chẳng có gì để nôn ra cả.
Canh ba, thanh âm từ phòng bên mới dần dần im bặt. Dế góc tường kêu lên hai tiếng não nề.
Ta nhớ tới gã buôn vải Vương Đức Bảo kia, người ngắn ngủn, dáng vẻ ti tiện.
Tuy đã có cửa tiệm nho nhỏ nhưng cử chỉ vẫn chẳng khác gì hạng bán hàng rong, trông thật chẳng ra gì.
Trong lầu này, ngoài những kẻ sa cơ thất thế như ta ra thì chẳng mấy ai muốn tiếp hắn. Vả lại, cho dù có tiếp thì cả đêm cũng chỉ là chuyện trò nhạt nhẽo.
Vương Đức Bảo nghe nói lúc trẻ bị thương, giờ đã chẳng còn chút phong độ nào nữa.
Nhưng nhờ buôn bán phát đạt, trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh, sợ người ta chê cười nên mới vung tiền đến đây ra vẻ ta đây mà thôi.
Cuối tháng nào hắn cũng ghé qua đây. Thu xong nợ, tiện đường tạt vào, ăn chút bánh trái, nhờ ta xoa bóp vai lưng cho rồi lại kể lể chuyện người vợ quá cố.
Kể tới kể lui rồi lại rơm rớm nước mắt. Hắn bảo vợ hắn mười sáu tuổi đã về làm vợ hắn, hiền lành đảm đang, sinh được một trai một gái.
Nàng vất vả quán xuyến gia đình, nào ngờ vừa mới khấm khá lên một chút thì lại qua đời.
Con cái bơ vơ không ai chăm sóc, hắn thì vụng về, quần áo giày dép của lũ trẻ rách nát hết cả.
Hắn cũng muốn cưới vợ kế nhưng sính lễ bỏ ra rồi, ai biết được rước về nhà, sau lưng hắn ả sẽ đối xử với lũ trẻ thế nào.
Ta nghe vậy bèn nói: "Lần sau huynh mang chút vải đến đây, ta may cho lũ trẻ vài bộ."
Hắn mừng rỡ, miệng liên tục gọi "tỷ tỷ".
Sau đó, hắn quả thật mang vải đến nhưng lại chẳng nhớ lấy số đo của lũ trẻ. Ta đành phải bảo hắn ước lượng chiều cao rồi may cho chúng hai bộ.
Lại lấy chỗ vải vụn trước kia bà chủ sai may vá còn thừa, chắp vá thêm hai đôi giày.
Dưới ánh đèn, hắn nhìn ta may vá, bỗng nhiên dịu dàng cất tiếng: "Thu Nương, nàng không thể ở nơi này cả đời được."
Ta sững sờ. Trái tim tưởng chừng đã nguội lạnh bỗng bùng lên những tia hy vọng.
Muội muội cõng theo rau củ khô đến thăm ta.
Vì có một vị khách ưa thích những cô nương trẻ tuổi, nên mụ Tú Bà liền dùng lời ngon tiếng ngọt dụ dỗ.
Muội muội ta tin lời mụ, nằng nặc không chịu về mà nói: “Tỷ tỷ,muội cũng muốn ngày ngày được mặc lụa là, bữa nào cũng được ăn ngon!"
Ta không đồng ý, lấy số bạc mình dành dụm được, nhờ người cùng làng đưa muội ấy về quê.
Từ đó về sau, ta không còn nhận được tin tức gì từ gia đình nữa.
Năm năm sau, khi nhan sắc tàn phai, ta thuyết phục một người buôn vải chuộc ta ra khỏi thanh lâu, làm mẹ kế của hai đứa con của hắn.
Nào ngờ đâu, muội muội ta lại tìm đến.
Hai tỷ muội ta có bảy tám phần giống nhau, nhưng muội ấy xinh đẹp, yêu kiều hơn ta rất nhiều, lại khéo ăn nói, giỏi lấy lòng người.
Sau khi muội ấy đến, chưa đầy ba ngày, thanh lâu đã tấp nập khách khứa ra vào.
Tên buôn vải thuê kiệu đến cửa đón ta, muội muội ta lại quyến rũ ngoắc tay với hắn.
Hắn ta chỉ ngẩn người một chút, liền dâng lên số bạc chuộc ta.
Mụ Tú Bà chặn cửa, cân bạc, tám mươi lượng, chất lượng, trọng lượng đều đủ cả. Ngọc Kiều Nhi, muội muội ruột của ta, khoác tay tên buôn vải, thướt tha bước vào cửa.
Ta ngây người đứng trước kiệu. Trong đó còn có ba mươi lăm lượng bạc của ta.
Nhưng trước khi chuộc thân, chỉ cần mụ tú bà nhìn thấy bạc, thì tất cả đều là của mụ.
Phía sau, người phu kiệu khó xử lên tiếng: "Cô nương, làm phiền cô tránh đường một chút, chúng tôi còn phải đi nơi khác làm ăn ."
Kiệu đã đi rồi, mụ tú bà nháy mắt ra hiệu cho tên tiểu đồng canh cửa.
Tên tiểu đồng len lén phẩy tay với ta. Ta hiểu ý hắn, giờ phút này tuy đã đứng ngoài cửa, nhưng không thể nào chạy trốn.
Con chó ngao Tây Vực của Yến Hồng Lâu, thường ngày được cho ăn thịt sống, hung dữ khát máu, không phải nuôi để làm cảnh.
Một kỹ nữ sa cơ thất thế, nếu bị chó cắn chết, vừa hay có thể dằn mặt những kẻ khác.
Tay xách bọc đồ đơn bạc, ta ngoan ngoãn quay trở vào, đi vào căn phòng tối tăm, chật hẹp.
Có lẽ cả đời này ta cũng không thể bước ra khỏi đây. Ngọc Kiều Nhi là hoa khôi, chiếm giữ căn phòng xa hoa nhất trong lầu.
Nhưng tối nay, muội ấy cố ý sai bảo tiểu đồng dọn dẹp căn phòng bên cạnh ta. Mấy gian phòng này nằm ở nơi khuất ánh sáng, được xây cất sơ sài, vách ngăn rất mỏng.
Một chút động tĩnh đều nghe rõ mồn một. Ta ôm gối ngồi, bên tai văng vẳng tiếng nữ nhân rên rỉ, tiếng nam nhân gầm gừ.
Năm năm rồi mà ta vẫn không quen với thứ âm thanh dâm loạn này. May mà trong bụng chỉ có chút nước trà, chẳng có gì để nôn ra cả.
Canh ba, thanh âm từ phòng bên mới dần dần im bặt. Dế góc tường kêu lên hai tiếng não nề.
Ta nhớ tới gã buôn vải Vương Đức Bảo kia, người ngắn ngủn, dáng vẻ ti tiện.
Tuy đã có cửa tiệm nho nhỏ nhưng cử chỉ vẫn chẳng khác gì hạng bán hàng rong, trông thật chẳng ra gì.
Trong lầu này, ngoài những kẻ sa cơ thất thế như ta ra thì chẳng mấy ai muốn tiếp hắn. Vả lại, cho dù có tiếp thì cả đêm cũng chỉ là chuyện trò nhạt nhẽo.
Vương Đức Bảo nghe nói lúc trẻ bị thương, giờ đã chẳng còn chút phong độ nào nữa.
Nhưng nhờ buôn bán phát đạt, trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh, sợ người ta chê cười nên mới vung tiền đến đây ra vẻ ta đây mà thôi.
Cuối tháng nào hắn cũng ghé qua đây. Thu xong nợ, tiện đường tạt vào, ăn chút bánh trái, nhờ ta xoa bóp vai lưng cho rồi lại kể lể chuyện người vợ quá cố.
Kể tới kể lui rồi lại rơm rớm nước mắt. Hắn bảo vợ hắn mười sáu tuổi đã về làm vợ hắn, hiền lành đảm đang, sinh được một trai một gái.
Nàng vất vả quán xuyến gia đình, nào ngờ vừa mới khấm khá lên một chút thì lại qua đời.
Con cái bơ vơ không ai chăm sóc, hắn thì vụng về, quần áo giày dép của lũ trẻ rách nát hết cả.
Hắn cũng muốn cưới vợ kế nhưng sính lễ bỏ ra rồi, ai biết được rước về nhà, sau lưng hắn ả sẽ đối xử với lũ trẻ thế nào.
Ta nghe vậy bèn nói: "Lần sau huynh mang chút vải đến đây, ta may cho lũ trẻ vài bộ."
Hắn mừng rỡ, miệng liên tục gọi "tỷ tỷ".
Sau đó, hắn quả thật mang vải đến nhưng lại chẳng nhớ lấy số đo của lũ trẻ. Ta đành phải bảo hắn ước lượng chiều cao rồi may cho chúng hai bộ.
Lại lấy chỗ vải vụn trước kia bà chủ sai may vá còn thừa, chắp vá thêm hai đôi giày.
Dưới ánh đèn, hắn nhìn ta may vá, bỗng nhiên dịu dàng cất tiếng: "Thu Nương, nàng không thể ở nơi này cả đời được."
Ta sững sờ. Trái tim tưởng chừng đã nguội lạnh bỗng bùng lên những tia hy vọng.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro