Trở Lại Thập Niên 60: Tôi Bị Hệ Thống Hố

Diễn Kịch 3

Hồ Đồ

2024-10-15 00:19:06

Tốn hết thời gian một tuần, Tô Mạn cũng đã nghĩ xong ba kịch bản.

Mấy kịch bản giờ vàng này vốn rất dễ viết. Mặc dù không phải là người viết truyện chuyên nghiệp, nhưng cô cũng có thể rập khuôn mà viết ra những thứ này.

Dù sao cũng không cần những câu thoại quá chuyên nghiệp, cứ nói theo cuộc sống thường ngày của họ là được rồi.

Sau khi viết xong ba kịch bản, Tô Mạn đi tìm hai hộ gia đình khác.

Một hộ là nhà Lưu Tam Bà ở trong đội.

Lưu Tam Bà là người đáng thương. Bà là một góa phụ trung niên, ngậm đắng nuốt cay cực khổ nuôi con trai mình khôn lớn, giúp anh ta tìm vợ. Nhưng người con dâu kia lại không ưa bà. Bình thường ăn cơm cũng không ăn cùng nhau. Tam Bà tuy có con trai nhưng vẫn cực khổ lẻ loi một mình lúc tuổi già. Nhất là trong hai năm đói kém vừa qua, lương thực chia theo đầu người trong đội cũng ít. Bà cũng không nỡ ăn, nhường lại cho cháu trai cháu gái mà bị ngất vì đói mấy lần. Nhưng dù vậy, cô con dâu cũng không xem trọng bà, không cho bà vào nhà trông cháu. Nghe nói, bên nhà mẹ của cô con dâu nói, quả phụ không may mắn, vào nhà nhiều quá sẽ rước xui xẻo về.

Ngoại trừ đối xử tệ bạc với Tam Bà ra, hai vợ chồng đó ngược lại lại đối xử rất tốt với người trong đội, cho nên mọi người cũng không ai ra mặt nói gì bọn họ.

Tô Mạn cũng không thích quản chuyện bao đồng, nhưng bây giờ thiếu diễn viên và tư liệu sống, nên cần dùng đến.

Cháu trai của nhà Tam Bà bây giờ cũng đang đi học dưới sự hướng dẫn của Tô Mạn, cho nên cô con dâu cũng tỏ ra rất khách sáo khi nhìn thấy Tô Mạn đến nhà.

Tô Mạn mỉm cười khen Kim Đản của nhà bọn họ, sau đó bày tỏ mục đích mình đến đây: “Kim Đản thông minh lanh lợi. Anh Xuân Sơn và chị dâu cũng là những người hiểu chuyện, điều quan trọng nhất là gia đình mấy người rất đơn giản, không giống gia đình người khác nhân khẩu quá phức tạp, không tiện sắp xếp vai diễn. Nhân khẩu nhà các người đơn giản, chỗ tôi cũng tiện sắp xếp hơn, nên đã chọn nhà của các người. Chuyện này cũng rất có ý nghĩa. Tôi cũng đã sắp xếp cho mẹ, anh trai và chị dâu vào diễn vở kịch đầu tiên. Cô, Tam Bà và anh Xuân Sơn sẽ đóng vở thứ hai. “

Nghe nói người nhà của Tô Mạn cũng lên sân khấu, Tiêu Quế Hoa cũng không nghĩ Tô Mạn đang hãm hại cô ta. Chỉ là có chút lo lắng nói: “Nếu diễn không tốt thì sao?”

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});


“Có tôi chỉ đạo, chắc chắn không tệ đâu.” Tô Mạn mỉm cười: “Nhưng mà chị dâu, vở kịch này có mặt trắng mặt đỏ, mẹ và anh tôi diễn mặt trắng, chị dâu tôi diễn mặt đỏ. Đến lúc đó, cô và anh Xuân Sơn diễn mặt trắng, Tam Bà diễn mặt đỏ. Xét cho cùng, trong mắt mọi người, người già và phụ nữ thuộc nhóm dễ bị tổn thương và thích hợp với mặt đỏ hơn. Tôi hy vọng cô có thể hiểu điều này. “

Chị dâu và anh trai nhà người ta cũng diễn mặt trắng rồi, Tiêu Quế Hoa đương nhiên không có gì để nói, cô ta mỉm cười: “Vậy được rồi. Trước đây chúng tôi cũng từng xem người ta diễn kịch, nên biết những thứ này. Cô yên tâm đi, chắc chắn sẽ diễn tốt.”

Sau khi rời khỏi nhà của Tiêu Quế Hoa, Tô Mạn đến một hộ gia đình khác.



Hộ gia đình này không giống với các diễn viên tìm trước đây, bọn họ chính diện hơn.

Hộ gia đình này họ Trần. Con cả là một cô gái tên là Trần Ngân Hoàn, hai người em trai còn lại tên là Thiết Hoàn và Đồng Hoàn. Vì cả cha và mẹ đều mất bỏ lại ba đứa con thơ. Đứa lớn nhất chỉ mới mười hai tuổi, và đứa nhỏ nhất mới ba tuổi. Không có sức lao động gì, để sống sót qua năm đói kém này, tất cả đều phụ thuộc vào lương thực cứu trợ do đội cung cấp. Tất nhiên, cũng chẳng đỡ hơn là bao. So với những đứa trẻ trong đội có cha có mẹ, bọn họ còn thiệt thòi hơn rất nhiều. Ăn không đủ no, mặc chẳng đủ che người, cũng chính là tình trạng như hiện tại của bọn họ.

Tuy nhiên, có thể sống sót trong năm mất mùa này, ba đứa nhỏ đã cảm thấy thỏa mãn rồi. Bình thường cũng rất hòa thuận với mấy người trong đội.

Tô Mạn tìm bọn họ diễn, cũng là diễn vở kịch được người ta giúp đỡ rồi cảm ơn.

Tô Mạn và Trần Ngân Hoàn nói chuyện với nhau: “Chúng ta diễn vở kịch này, là để có thêm nhiều người nhận được sự giúp đỡ hơn, có tác dụng tuyên truyền. Cũng thúc đẩy tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong đội. Nếu như tuyên truyền tốt, có lẽ đội sẽ giúp đỡ các em nhiều hơn. Đương nhiên, đây là nếu tuyên truyền có hiệu quả, nếu không có hiệu quả, chúng ta cũng có thể coi là lao động tình nguyện.”

Mặc dù Trần Ngân Hoàn mới mười hai tuổi, nhưng cô bé đã rất hiểu chuyện.

Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Trở Lại Thập Niên 60: Tôi Bị Hệ Thống Hố

Số ký tự: 0