Xuyên Sách: Hệ Thống Buộc Ta Phải Viết Văn
Tội ác trong bó...
Tiểu Yêu Nữ
2024-12-02 23:53:07
Ở thế kỉ 21, Dương Gia Nghi là một thiếu nữ rất bình thường. Cô mồ côi cha mẹ từ năm mười lăm tuổi, bảy năm qua đã sống một cách đơn độc ở thế giới này.
Nhưng chẳng sao, cô có cả một di sản to lớn được thừa kế, khiến người con gái này chẳng cần bận tâm gì về chuyện tiền nong, mỗi ngày chỉ ăn, mua sắm, đọc tiểu thuyết và... ngủ.
Vậy mà có một ngày, sau khi đọc xong quyển tiểu thuyết Thanh niên trí thức ở thập niên 60, Dương Gia Nghi lại xuyên.
Người ta xuyên về thời cổ đại, thời tiền sử, còn cô thì xuyên vào một quyển sách.
Vâng, chính là quyển Thanh niên trí thức ở thập niên 60 mà cô vừa mới đọc.
Đúng lúc này 3333 xuất hiện. Nó nói cho Dương Gia Nghi biết việc cô xuyên qua là do thao tác sai lầm. Và, nếu muốn quay lại thế giới thực, cô phải trở thành ký chủ của nó để cả hai hợp tác cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Nhưng trước đó, cô phải tìm cách để bản thân sống sót. Vì theo mạch truyện, nguyên chủ sẽ chết vào mùa đông năm 1967, thọ mười bốn tuổi.
Nói về nguyên chủ thì đây cũng là một cô bé khá đáng thương. Cô ấy vốn dĩ là con của liệt sĩ. Cha mất, mẹ đi bước nữa, nguyên chủ trở thành đứa trẻ bơ vơ trong chính ngôi nhà của mình.
Người ta nói có mẹ ghẻ thì có cha dượng, nhưng trường hợp này thì ngược lại, ở cái nhà này thì có cha dượng, mẹ ruột cũng biến thành mẹ ghẻ.
Từ khi cha mất, mẹ cô ôm số tiền an ủi khổng lồ rồi gả cho cha dượng, năm thứ hai lập tức sinh cho ông ấy đứa con trai.
Đứa nhỏ này vừa ra đời đã trở thành bảo bối của gia đình, và nguyên chủ nghiễm nhiên biến thành kẻ dư thừa ăn nhờ ở đậu.
Mỗi buổi sáng nguyên chủ phải nấu bữa sáng cho gia đình và rửa bát trước khi đi học. Đến khi đi học về thì làm quần quật không ngơi tay, từ nấu cơm, rửa chén đến việc giặt giũ, lau nhà, không việc gì là cô ấy không làm được.
Như vậy mà còn không vừa lòng mẹ và cha dượng.
Nếu không phải vì sợ người khác nói họ khắt khe con của liệt sĩ thì cả việc cô đến trường, cha dượng và mẹ cũng không cho đi.
Đối với họ, nguyên chủ không phải con cháu trong nhà. Việc học hành chỉ tốn thời gian và tiền bạc, thay vào đó, nếu cô ở nhà làm việc nhà thì sẽ có ích hơn.
Lớn lên trong hoàn cảnh như thế khiến nguyên chủ vô cùng yếu đuối tự ti, chỉ biết vâng vâng dạ dạ mà chẳng dám phản kháng. Nhưng bù lại, nguyên chủ học rất giỏi. Có lẽ vì sợ một ngày nào đó mẹ không cho đi học nữa nên cô rất chăm chỉ cần cù, tuy mới mười bốn tuổi nhưng cô đã học hết lớp mười hai.
Nếu không phải quốc gia đột nhiên có biến động lớn, trường Đại học bị buộc phải đóng cửa thì nói không chừng cô ấy đã thi đậu Đại học rồi.
Trớ trêu thay, trớ trêu thay.
Vào cuối học kì hai, năm 1967, các bạn học đột nhiên kích động hẳn, họ thi nhau phá lớp phá trường, đánh đuổi giáo viên và đốt bỏ sách vở.
Bạo loạn diễn ra ở khắp nơi khiến chính phủ phải điều động quân đội đến để giải quyết.
Trường Đại học bị đóng cửa vô thời hạn.
Lúc này, chính sách mới được ban hành. Những nhà nào có con em chưa lập gia đình, không đi học và không đi làm đều phải tham gia chiến dịch "Lên núi, xuống làng", trở thành thanh niên trí thức để chi viện cho nông thôn.
Nói ngắn gọn, ngoài những ai còn có thể tiếp tục đi học và những ai đã tìm được việc làm thì tất cả mọi người chưa lập gia đình đều phải xuống nông thôn hết.
Nguyên chủ vừa hay lại nằm trong nhóm đó. Cô đã học hết cấp ba, Đại học lại đóng cửa rồi, việc làm thì chẳng có.
Nhưng nếu cho nguyên chủ đi xuống nông thôn thì không biết khi nào mới có thể trở về, hoặc có lẽ cả đời đều bị bắt ở đó.
Cha dượng và mẹ ruột nguyên chủ làm sao cam lòng?
Họ còn trông mong có thể gả nguyên chủ cho một ai đó giàu có để đổi lấy một phần lễ hỏi khổng lồ, nguyên chủ đi rồi thì như con vịt đã nấu chín lại muốn bay, sao họ đồng ý được?
Vừa hay thành viên của Cách uỷ hội là Dương Tiền nhìn trúng nguyên chủ, đánh tiếng sẽ giúp cha dượng thăng chức, mẹ và cha dượng lập tức mừng rỡ đồng ý.
Dẫu tuổi của Dương Tiền đã ngoài bốn mươi.
Dẫu Dương Tiền có sở thích đánh vợ, hai người vợ đầu của hắn chịu không nổi mới phải chạy trốn cùng nhân tình.
Nhưng cha dượng và mẹ nguyên chủ không quan tâm, thứ họ nhìn thấy là lợi ích sau khi gả cô đi. Họ không đồng ý cô xuống nông thôn chính là vì chờ ngày này, không phải sao?
Trong sách, nguyên chủ yếu đuối không dám phản kháng, để rồi chỉ ba tháng sau khi lấy chồng, cô đã chết tức tưởi khi mới được mười bốn tuổi.
Cha dượng, mẹ ruột và cả đứa em trai cùng mẹ khác cha, chẳng người nào quan tâm đến cái chết của nguyên chủ cả. Bởi vì họ đã được Dương Tiền bồi thường hai trăm đồng.
Một cái mạng người chỉ đáng giá hai trăm đồng mà thôi.
Và, nguyên chủ, cô gái xấu số ấy có tên là Dương Gia Nghi.
Cùng tên, cùng họ với cô.
Nhưng chẳng sao, cô có cả một di sản to lớn được thừa kế, khiến người con gái này chẳng cần bận tâm gì về chuyện tiền nong, mỗi ngày chỉ ăn, mua sắm, đọc tiểu thuyết và... ngủ.
Vậy mà có một ngày, sau khi đọc xong quyển tiểu thuyết Thanh niên trí thức ở thập niên 60, Dương Gia Nghi lại xuyên.
Người ta xuyên về thời cổ đại, thời tiền sử, còn cô thì xuyên vào một quyển sách.
Vâng, chính là quyển Thanh niên trí thức ở thập niên 60 mà cô vừa mới đọc.
Đúng lúc này 3333 xuất hiện. Nó nói cho Dương Gia Nghi biết việc cô xuyên qua là do thao tác sai lầm. Và, nếu muốn quay lại thế giới thực, cô phải trở thành ký chủ của nó để cả hai hợp tác cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Nhưng trước đó, cô phải tìm cách để bản thân sống sót. Vì theo mạch truyện, nguyên chủ sẽ chết vào mùa đông năm 1967, thọ mười bốn tuổi.
Nói về nguyên chủ thì đây cũng là một cô bé khá đáng thương. Cô ấy vốn dĩ là con của liệt sĩ. Cha mất, mẹ đi bước nữa, nguyên chủ trở thành đứa trẻ bơ vơ trong chính ngôi nhà của mình.
Người ta nói có mẹ ghẻ thì có cha dượng, nhưng trường hợp này thì ngược lại, ở cái nhà này thì có cha dượng, mẹ ruột cũng biến thành mẹ ghẻ.
Từ khi cha mất, mẹ cô ôm số tiền an ủi khổng lồ rồi gả cho cha dượng, năm thứ hai lập tức sinh cho ông ấy đứa con trai.
Đứa nhỏ này vừa ra đời đã trở thành bảo bối của gia đình, và nguyên chủ nghiễm nhiên biến thành kẻ dư thừa ăn nhờ ở đậu.
Mỗi buổi sáng nguyên chủ phải nấu bữa sáng cho gia đình và rửa bát trước khi đi học. Đến khi đi học về thì làm quần quật không ngơi tay, từ nấu cơm, rửa chén đến việc giặt giũ, lau nhà, không việc gì là cô ấy không làm được.
Như vậy mà còn không vừa lòng mẹ và cha dượng.
Nếu không phải vì sợ người khác nói họ khắt khe con của liệt sĩ thì cả việc cô đến trường, cha dượng và mẹ cũng không cho đi.
Đối với họ, nguyên chủ không phải con cháu trong nhà. Việc học hành chỉ tốn thời gian và tiền bạc, thay vào đó, nếu cô ở nhà làm việc nhà thì sẽ có ích hơn.
Lớn lên trong hoàn cảnh như thế khiến nguyên chủ vô cùng yếu đuối tự ti, chỉ biết vâng vâng dạ dạ mà chẳng dám phản kháng. Nhưng bù lại, nguyên chủ học rất giỏi. Có lẽ vì sợ một ngày nào đó mẹ không cho đi học nữa nên cô rất chăm chỉ cần cù, tuy mới mười bốn tuổi nhưng cô đã học hết lớp mười hai.
Nếu không phải quốc gia đột nhiên có biến động lớn, trường Đại học bị buộc phải đóng cửa thì nói không chừng cô ấy đã thi đậu Đại học rồi.
Trớ trêu thay, trớ trêu thay.
Vào cuối học kì hai, năm 1967, các bạn học đột nhiên kích động hẳn, họ thi nhau phá lớp phá trường, đánh đuổi giáo viên và đốt bỏ sách vở.
Bạo loạn diễn ra ở khắp nơi khiến chính phủ phải điều động quân đội đến để giải quyết.
Trường Đại học bị đóng cửa vô thời hạn.
Lúc này, chính sách mới được ban hành. Những nhà nào có con em chưa lập gia đình, không đi học và không đi làm đều phải tham gia chiến dịch "Lên núi, xuống làng", trở thành thanh niên trí thức để chi viện cho nông thôn.
Nói ngắn gọn, ngoài những ai còn có thể tiếp tục đi học và những ai đã tìm được việc làm thì tất cả mọi người chưa lập gia đình đều phải xuống nông thôn hết.
Nguyên chủ vừa hay lại nằm trong nhóm đó. Cô đã học hết cấp ba, Đại học lại đóng cửa rồi, việc làm thì chẳng có.
Nhưng nếu cho nguyên chủ đi xuống nông thôn thì không biết khi nào mới có thể trở về, hoặc có lẽ cả đời đều bị bắt ở đó.
Cha dượng và mẹ ruột nguyên chủ làm sao cam lòng?
Họ còn trông mong có thể gả nguyên chủ cho một ai đó giàu có để đổi lấy một phần lễ hỏi khổng lồ, nguyên chủ đi rồi thì như con vịt đã nấu chín lại muốn bay, sao họ đồng ý được?
Vừa hay thành viên của Cách uỷ hội là Dương Tiền nhìn trúng nguyên chủ, đánh tiếng sẽ giúp cha dượng thăng chức, mẹ và cha dượng lập tức mừng rỡ đồng ý.
Dẫu tuổi của Dương Tiền đã ngoài bốn mươi.
Dẫu Dương Tiền có sở thích đánh vợ, hai người vợ đầu của hắn chịu không nổi mới phải chạy trốn cùng nhân tình.
Nhưng cha dượng và mẹ nguyên chủ không quan tâm, thứ họ nhìn thấy là lợi ích sau khi gả cô đi. Họ không đồng ý cô xuống nông thôn chính là vì chờ ngày này, không phải sao?
Trong sách, nguyên chủ yếu đuối không dám phản kháng, để rồi chỉ ba tháng sau khi lấy chồng, cô đã chết tức tưởi khi mới được mười bốn tuổi.
Cha dượng, mẹ ruột và cả đứa em trai cùng mẹ khác cha, chẳng người nào quan tâm đến cái chết của nguyên chủ cả. Bởi vì họ đã được Dương Tiền bồi thường hai trăm đồng.
Một cái mạng người chỉ đáng giá hai trăm đồng mà thôi.
Và, nguyên chủ, cô gái xấu số ấy có tên là Dương Gia Nghi.
Cùng tên, cùng họ với cô.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro