Cải Tạo Ông Chồng Phế Vật, Tôi Bắt Đầu Dưỡng Lão Từ Năm 20 Tuổi
Chương 30
2024-11-14 00:29:34
Mấy đứa nhỏ ngày thường chỉ nhảy lò cò, chơi trốn tìm hay bắn bi, giờ có đồ chơi mới liền thích thú, lập tức quên chuyện con thỏ.
Sáng hôm sau, lũ trẻ chạy ào vào bếp không biết bao nhiêu lượt, ngửi thấy mùi canh gà thơm nức thì đành nuốt chén cháo loãng qua loa cho đỡ đói.
Từ Quốc Hoa không ngừng hỏi mẹ Từ, "Bà nội ơi, bao giờ cô cả về ạ?"
Mẹ Từ ngồi dưới hiên, tay đang đan giỏ tre, thỉnh thoảng ngó ra cổng, trong lòng cũng mong ngóng.
"Làm sao bà biết được, chắc sẽ về trước trưa thôi."
"Ôi, lâu quá... Cô cả chưa về thì bọn con chưa được bổ quả bưởi, còn muốn làm hai cái đèn lồng bưởi nữa cơ."
Mấy đứa nhỏ bĩu môi, không vui chút nào. Chúng phải năn nỉ mãi ông nội mới chịu làm giúp đèn lồng bưởi, hôm qua làm xong một cái, chờ tối nay chúng còn định lén bỏ nến vào để thắp nữa...
Mẹ Từ thấy đám nhỏ ồn ào liền đuổi hết ra ngoài, luôn miệng giục chúng đi chỗ khác chơi, thật là phiền.
Lâm Tuệ cùng hai chị dâu đang nhổ cỏ trong vườn rau sau nhà.
Chị dâu hai hừ lạnh, "Không bao giờ về sớm đâu, chắc lại đợi sát bữa cơm trưa mới về thôi."
Chị dâu cả cẩn thận nhìn ra ngoài rồi hạ giọng nói, "Năm nào cũng giữa trưa mới mò về, ăn xong bữa trưa là lập tức lên thành phố, cứ như ở nhà mình ngồi lâu một chút là khó chịu lắm."
"Khó chịu cái gì chứ, là coi thường cái làng quê này bẩn thỉu không xứng với giày dép của cô gia ấy! Hắn thì cần gì phải nhớ tới ba đời nhà ta, ông cha hắn trước đây cũng là nông dân chân đất cả thôi. Đậu được cái chức rồi vào thành, đổi vài bộ quần áo là coi như mình khác hẳn người quê..."
Lâm Tuệ cúi đầu, lặng lẽ nghe hai chị dâu nói xấu, thỉnh thoảng góp chuyện một câu, giả vờ như mình là cô con dâu mới không biết gì.
Chị cả Từ Hồng Mai là con đầu của nhà này, được cha mẹ nuông chiều hết mực, học hành đến tận cấp hai, trong làng hiếm ai được đi học tới bậc đó, lại càng hiếm có con gái học lâu như vậy.
Được khen ngợi nhiều, Hồng Mai sinh kiêu, lúc nào cũng vênh mặt coi thường dân làng chân lấm tay bùn.
Cô gia là do chính cô tìm được, là bạn học cùng lớp ở cấp hai.
Ban đầu cha mẹ không đồng ý, nhưng Hồng Mai cứng đầu cứng cổ, nhất quyết phải lấy người đó, cuối cùng họ đành miễn cưỡng đồng ý.
Cô gia tuy sống ở thành phố nhưng hoàn cảnh cũng chẳng khá gì, nhà chỉ có ba phòng nhỏ mà chứa tới tám người. Nhà không giàu có, sính lễ đưa về chỉ có 200 đồng, còn ít hơn người quê nữa.
Đừng nói đến mấy thứ như "tam chuyển một vang" (*), ngay cả chiếc xe đạp mà nhà Từ mua cho cô cũng phải coi là của hồi môn mang sang nhà chồng để giữ thể diện.
Ông Từ nuôi nấng con gái kỹ càng, vậy mà gả cho một người như thế, làm ông nhiều lần xấu hổ chẳng dám ngẩng mặt trong làng.
Vậy mà Từ Hồng Mai cứ như mình gả vào nhà giàu, mỗi lần về nhà là lại khoe khoang. Cô ta trở thành người thành phố, ăn gạo hàng, ai trong làng không ngưỡng mộ cô ta chứ?
Rõ ràng là lấy chồng thấp, vậy mà nhờ có hộ khẩu thành phố lại thành ra cao giá. Trong lòng Lâm Tuệ, cuộc hôn nhân này thật chẳng đáng giá.
Dù sao đi nữa, đó là lựa chọn của chị cả, Lâm Tuệ không can thiệp được. Cô chỉ thấy ghét cái tính cách ích kỷ của Từ Hồng Mai.
Trong giấc mơ, khi Từ Đông Thăng gặp chuyện, chị cả Từ Hồng Mai - người hay tỏ ra "chị cả như mẹ" - lại không thấy mặt mũi đâu, sợ họ hàng nghèo túng đến bám vào, còn lạnh nhạt vô tình hơn cả chị dâu hai.
Sáng hôm sau, lũ trẻ chạy ào vào bếp không biết bao nhiêu lượt, ngửi thấy mùi canh gà thơm nức thì đành nuốt chén cháo loãng qua loa cho đỡ đói.
Từ Quốc Hoa không ngừng hỏi mẹ Từ, "Bà nội ơi, bao giờ cô cả về ạ?"
Mẹ Từ ngồi dưới hiên, tay đang đan giỏ tre, thỉnh thoảng ngó ra cổng, trong lòng cũng mong ngóng.
"Làm sao bà biết được, chắc sẽ về trước trưa thôi."
"Ôi, lâu quá... Cô cả chưa về thì bọn con chưa được bổ quả bưởi, còn muốn làm hai cái đèn lồng bưởi nữa cơ."
Mấy đứa nhỏ bĩu môi, không vui chút nào. Chúng phải năn nỉ mãi ông nội mới chịu làm giúp đèn lồng bưởi, hôm qua làm xong một cái, chờ tối nay chúng còn định lén bỏ nến vào để thắp nữa...
Mẹ Từ thấy đám nhỏ ồn ào liền đuổi hết ra ngoài, luôn miệng giục chúng đi chỗ khác chơi, thật là phiền.
Lâm Tuệ cùng hai chị dâu đang nhổ cỏ trong vườn rau sau nhà.
Chị dâu hai hừ lạnh, "Không bao giờ về sớm đâu, chắc lại đợi sát bữa cơm trưa mới về thôi."
Chị dâu cả cẩn thận nhìn ra ngoài rồi hạ giọng nói, "Năm nào cũng giữa trưa mới mò về, ăn xong bữa trưa là lập tức lên thành phố, cứ như ở nhà mình ngồi lâu một chút là khó chịu lắm."
"Khó chịu cái gì chứ, là coi thường cái làng quê này bẩn thỉu không xứng với giày dép của cô gia ấy! Hắn thì cần gì phải nhớ tới ba đời nhà ta, ông cha hắn trước đây cũng là nông dân chân đất cả thôi. Đậu được cái chức rồi vào thành, đổi vài bộ quần áo là coi như mình khác hẳn người quê..."
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Lâm Tuệ cúi đầu, lặng lẽ nghe hai chị dâu nói xấu, thỉnh thoảng góp chuyện một câu, giả vờ như mình là cô con dâu mới không biết gì.
Chị cả Từ Hồng Mai là con đầu của nhà này, được cha mẹ nuông chiều hết mực, học hành đến tận cấp hai, trong làng hiếm ai được đi học tới bậc đó, lại càng hiếm có con gái học lâu như vậy.
Được khen ngợi nhiều, Hồng Mai sinh kiêu, lúc nào cũng vênh mặt coi thường dân làng chân lấm tay bùn.
Cô gia là do chính cô tìm được, là bạn học cùng lớp ở cấp hai.
Ban đầu cha mẹ không đồng ý, nhưng Hồng Mai cứng đầu cứng cổ, nhất quyết phải lấy người đó, cuối cùng họ đành miễn cưỡng đồng ý.
Cô gia tuy sống ở thành phố nhưng hoàn cảnh cũng chẳng khá gì, nhà chỉ có ba phòng nhỏ mà chứa tới tám người. Nhà không giàu có, sính lễ đưa về chỉ có 200 đồng, còn ít hơn người quê nữa.
Đừng nói đến mấy thứ như "tam chuyển một vang" (*), ngay cả chiếc xe đạp mà nhà Từ mua cho cô cũng phải coi là của hồi môn mang sang nhà chồng để giữ thể diện.
Ông Từ nuôi nấng con gái kỹ càng, vậy mà gả cho một người như thế, làm ông nhiều lần xấu hổ chẳng dám ngẩng mặt trong làng.
Vậy mà Từ Hồng Mai cứ như mình gả vào nhà giàu, mỗi lần về nhà là lại khoe khoang. Cô ta trở thành người thành phố, ăn gạo hàng, ai trong làng không ngưỡng mộ cô ta chứ?
Rõ ràng là lấy chồng thấp, vậy mà nhờ có hộ khẩu thành phố lại thành ra cao giá. Trong lòng Lâm Tuệ, cuộc hôn nhân này thật chẳng đáng giá.
Dù sao đi nữa, đó là lựa chọn của chị cả, Lâm Tuệ không can thiệp được. Cô chỉ thấy ghét cái tính cách ích kỷ của Từ Hồng Mai.
Trong giấc mơ, khi Từ Đông Thăng gặp chuyện, chị cả Từ Hồng Mai - người hay tỏ ra "chị cả như mẹ" - lại không thấy mặt mũi đâu, sợ họ hàng nghèo túng đến bám vào, còn lạnh nhạt vô tình hơn cả chị dâu hai.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro