Tu Sửa Bến Tàu
2024-08-15 22:12:51
Đậu Giá thoát khỏi cái ôm của Khương Niệm, tự mình đi đến trước chậu nước, nhón chân rửa tay: “Vậy con muốn tự mình rửa sạch.”
Khương Niệm xắn hai ống tay áo của cô bé lên cao. Tránh bị nước dính ướt, chờ sau khi rửa xong lại lau khô tay. Đậu Giá lộc cộc chạy vào trong phòng: “Cá?”
Khương Niệm rửa tay xong. Đi tới nhà bếp múc hai chén cơm nấu từ tối bưng lên nhà chính, lúc này Đậu Giá đã bò lên trên ghế, ngồi quỳ ở trên ghế, hơn nửa người của cô bé đều nằm bò trên bàn, đôi mắt trông mong nhìn bát cá hầm cải chua thơm ngon kia.
“Nương, cá quá thơm, thơm đến mức làm bụng của con kêu lộc cộc lộc cộc” Đậu Giá đứng dậy xoa cái bụng, liên tục lặp lại hai từ “Lộc cộc, lộc cộc……”
“Vậy chúng ta ăn cơm thôi.” Khương Niệm đặt bát cơm ở trước mặt Đậu Giá. Lại đưa cái muỗng cho cô bé: “Con ngồi xuống, nương gắp đồ ăn cho con.”
Đậu Giá có chút vội vàng: “Con sẽ tự mình gắp đồ ăn.”
Khương Niệm nói: “Không được, tự con gắp sẽ có xương, nương sẽ lấy cho con.”
Đậu Giá cầm muỗng cơm ngoan ngoãn ngồi chờ được đút ăn.
Khương Niệm gắp cho Đậu Giá vài miếng dưa chua để cô bé ăn trước, sau đó lại gắp một ít thịt cá ở bụng, lấy hết xương ở bên trong, sau đó lại cẩn thận kiểm tra thêm một lần, sau khi xác nhận không có xương cá mới bỏ vào chén của Đậu Giá: “Ăn từ từ”
Đậu Giá múc thịt cá bỏ vào cơm, há to miệng ăn luôn.
Miệng nhỏ không ngừng nhai, thỉnh thoảng còn gật đầu nói ăn rất ngon.
“Ăn ngon thì ăn nhiều một chút.” Khương Niệm cũng ngồi xuống bắt đầu ăn cơm, thịt cá tươi mới ngon miệng, dưa chua khai vị, là khẩu vị quen thuộc trước kia của nàng, khuyết điểm duy nhất chính bỏ quá ít ớt cay, không có vị cay.
Khương Niệm nghĩ đến trong không gian thần kỳ của chính mình còn có nhiều ớt khô như vậy, trong miệng không khỏi chảy nước miếng, xem ra mấy ngày nữa phải kiếm cho chính mình một miếng thịt kho cay mới được.
Dưa chua ăn kèm với cơm rất hợp, hai người ăn nhiều hơn trước nửa chén cơm, bụng căng phồng giống như quả bóng.
Mấy ngày sau thôn trưởng có tụ tập mọi người trong thôn lại để thông báo Thanh Châu sắp tu sửa bến tàu và đường xá nên cần chinh lao dịch. Nhà nào có nam đinh trên 16 tuổi và dưới 60 tuổi thì sẽ chinh một người, nhà nào có đủ ba người thỏa mãn điều kiện thì chinh hai người. Nếu không muốn đi thì chỉ cần nộp 5 lượng một người là không cần đi. Nhà Khương Niệm không có nam đinh nên không nằm trong diện phải chinh lao dịch.
Vào sáng sớm ngày thứ ba sau khi thôn trưởng thông báo chuyện đi lao dịch, những người đàn ông trai tráng trong thôn đều tụ tập ở bên nhau, người khiêng cái cuốc người cầm cái ki đi tu sửa con đường ở địa phương.
Con đường tu sửa nằm ở vị trí hạ lưu sông cách thôn Thanh Hà 20 dặm. Chỗ đó cách huyện thành Trường Dương khoảng hơn mười dặm. Là nơi tụ tập của những con sông, có vùng nước rộng lớn. Mực nước sâu mấy thước, là nơi tốt nhất để xây bến tàu.
Bởi vì cách không xa, quản lý cũng không tính nghiêm khắc, mỗi ngày có thể về nhà nghỉ tạm, hôm sau có mặt ở đường sông là được. Chỉ là thời gian thi công gấp rút, ban ngày căn bản không có thời gian nghỉ ngơi. Sau khi làm được nửa tháng, hầu hết toàn bộ mọi người đều gầy đi rất nhiều.
Khương Niệm xắn hai ống tay áo của cô bé lên cao. Tránh bị nước dính ướt, chờ sau khi rửa xong lại lau khô tay. Đậu Giá lộc cộc chạy vào trong phòng: “Cá?”
Khương Niệm rửa tay xong. Đi tới nhà bếp múc hai chén cơm nấu từ tối bưng lên nhà chính, lúc này Đậu Giá đã bò lên trên ghế, ngồi quỳ ở trên ghế, hơn nửa người của cô bé đều nằm bò trên bàn, đôi mắt trông mong nhìn bát cá hầm cải chua thơm ngon kia.
“Nương, cá quá thơm, thơm đến mức làm bụng của con kêu lộc cộc lộc cộc” Đậu Giá đứng dậy xoa cái bụng, liên tục lặp lại hai từ “Lộc cộc, lộc cộc……”
“Vậy chúng ta ăn cơm thôi.” Khương Niệm đặt bát cơm ở trước mặt Đậu Giá. Lại đưa cái muỗng cho cô bé: “Con ngồi xuống, nương gắp đồ ăn cho con.”
Đậu Giá có chút vội vàng: “Con sẽ tự mình gắp đồ ăn.”
Khương Niệm nói: “Không được, tự con gắp sẽ có xương, nương sẽ lấy cho con.”
Đậu Giá cầm muỗng cơm ngoan ngoãn ngồi chờ được đút ăn.
Khương Niệm gắp cho Đậu Giá vài miếng dưa chua để cô bé ăn trước, sau đó lại gắp một ít thịt cá ở bụng, lấy hết xương ở bên trong, sau đó lại cẩn thận kiểm tra thêm một lần, sau khi xác nhận không có xương cá mới bỏ vào chén của Đậu Giá: “Ăn từ từ”
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Đậu Giá múc thịt cá bỏ vào cơm, há to miệng ăn luôn.
Miệng nhỏ không ngừng nhai, thỉnh thoảng còn gật đầu nói ăn rất ngon.
“Ăn ngon thì ăn nhiều một chút.” Khương Niệm cũng ngồi xuống bắt đầu ăn cơm, thịt cá tươi mới ngon miệng, dưa chua khai vị, là khẩu vị quen thuộc trước kia của nàng, khuyết điểm duy nhất chính bỏ quá ít ớt cay, không có vị cay.
Khương Niệm nghĩ đến trong không gian thần kỳ của chính mình còn có nhiều ớt khô như vậy, trong miệng không khỏi chảy nước miếng, xem ra mấy ngày nữa phải kiếm cho chính mình một miếng thịt kho cay mới được.
Dưa chua ăn kèm với cơm rất hợp, hai người ăn nhiều hơn trước nửa chén cơm, bụng căng phồng giống như quả bóng.
Mấy ngày sau thôn trưởng có tụ tập mọi người trong thôn lại để thông báo Thanh Châu sắp tu sửa bến tàu và đường xá nên cần chinh lao dịch. Nhà nào có nam đinh trên 16 tuổi và dưới 60 tuổi thì sẽ chinh một người, nhà nào có đủ ba người thỏa mãn điều kiện thì chinh hai người. Nếu không muốn đi thì chỉ cần nộp 5 lượng một người là không cần đi. Nhà Khương Niệm không có nam đinh nên không nằm trong diện phải chinh lao dịch.
Vào sáng sớm ngày thứ ba sau khi thôn trưởng thông báo chuyện đi lao dịch, những người đàn ông trai tráng trong thôn đều tụ tập ở bên nhau, người khiêng cái cuốc người cầm cái ki đi tu sửa con đường ở địa phương.
Con đường tu sửa nằm ở vị trí hạ lưu sông cách thôn Thanh Hà 20 dặm. Chỗ đó cách huyện thành Trường Dương khoảng hơn mười dặm. Là nơi tụ tập của những con sông, có vùng nước rộng lớn. Mực nước sâu mấy thước, là nơi tốt nhất để xây bến tàu.
Bởi vì cách không xa, quản lý cũng không tính nghiêm khắc, mỗi ngày có thể về nhà nghỉ tạm, hôm sau có mặt ở đường sông là được. Chỉ là thời gian thi công gấp rút, ban ngày căn bản không có thời gian nghỉ ngơi. Sau khi làm được nửa tháng, hầu hết toàn bộ mọi người đều gầy đi rất nhiều.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro